Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.
Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nam Định liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14 - 15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên, quá trình nuôi độc canh và nuôi tăng vụ tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp đã bộc lộ nhiều hạn chế như tôm tăng trưởng kém, dễ nhiễm bệnh, chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Do đó việc tích cực đưa tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới vào quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng để kiểm soát dịch bệnh, cải thiện môi trường nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được các ngành chức năng hướng dẫn các hộ nuôi đầu tư.
Trước thực trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều hộ dân đã học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo đáy ao...
Cà chua trồng trong nhà màng theo GAP cho năng suất từ 180 – 200 tấn/ha, cao hơn 3 lần so với trồng ngoài nhà màng.
Mô hình chăn nuôi heo bằng phương pháp sử dụng đệm lót sinh học được Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Khuyến ngư Trà Vinh và Chi cục thú y tỉnh triển khai ở 3 địa phương là xã Long Đức (thành phố Trà Vinh), xã Hưng Mỹ (huyện Châu Thành) và xã Tập Ngãi (huyện Tiểu Cần).
Thực hiện chương trình phối hợp giữa hai ngành, thời gian qua Hội Nông dân và Sở Khoa học & Côngnghệ Phú Yên đã lồng ghép các chương trình, dự án để tuyên tuyền, phổ biến cho cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khoa học -công nghệ; tuyên truyền, phổ biến các dự án, đề tài nghiên cứu các ứng dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa và phát huy lợi thế sản phẩm của địa phương.
Phú Yên là tỉnh có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để đầu tư phát triển nuôi các loài thủy đặc sản như tôm hùm, tôm sú, tôm chân trắng… Trong những năm qua, đã có rất nhiều hộ dân tạo lập cơ nghiệp từ nghề nuôi trồng thủy sản.
Có thể thấy, mặc dù khả năng đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm trứng gà hiện nay trên thị trường rất nhiều nhưng người tiêu dùng chưa thực sự phân biệt được đâu là sản phẩm chất lượng tốt, đâu là sản phẩm kém chất lượng. Không thiếu trường hợp, người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm trứng gà chất lượng thấp với giá cao. Chính vì vậy, việc xác lập thương hiệu sản phẩm trứng gà tại địa phương sẽ giúp cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng giúp cho người sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập.
Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, ngoài việc tạo điều kiện mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi; kiểm soát chất lượng các sản phẩm đầu vào, Sở NN và PTNT còn phân công cán bộ kỹ thuật trực tiếp phụ trách vùng nuôi để chỉ đạo sản xuất và nghiên cứu áp dụng nhiều giải pháp công nghệ, kỹ thuật hỗ trợ nhằm giảm thiểu thiệt hại rủi ro trong sản xuất cho người nuôi.
Vụ đông năm nay, 125 hộ nông dân xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) được thụ hưởng dự án trồng dưa chuột bao tử theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) đầu tư với quy mô 8 ha. Thu nhập cao, môi trường sản xuất được cải thiện là những điều bà con nông dân nơi đây nhận được từ mô hình này.