00:00 Số lượt truy cập: 3226397
Mô hình ứng dụng KH&CN

Phát huy hiệu quả mô hình chuỗi chăn nuôi gia cầm an toàn ở xã Tam Quan (Vĩnh Phúc)

Xã Tam Quan là địa phương chăn nuôi số lượng gia cầm lớn nhất huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) (khoảng 1 triệu con). Tuy nhiên, năm 2004 và năm 2011 2011 do dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Sau những đợt dịch, người chăn nuôi trong xã đã tự rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch. Trong đó, việc phát huy hiệu quả mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn chính là biện pháp hữu hiệu nhất.


Mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình ở Kim Bình

Kim Bình (TP Phỷ Lý, Hà Nam) là một xã nông nghiệp, diện tích tự nhiên 628.53 ha, dân số 5945 người, gồm 11 thôn xóm. Hiện nay, việc thu gom, phân loại rác đang là vấn đề quan tâm của ban lãnh đạo xã. Hàng tháng lượng rác thải phải vận chuyển đi 35 - 50 tấn. Thực tế, tỷ lệ thu gom rác, phân loại tại hộ gia đình còn rất thấp. Để thực hiện tốt công tác thu gom và phân loại rác tại nhà giảm tải lượng rác thải đem đi xử lý cần có một mô hình thích hợp phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương.


Bóc tách vỏ lụa hạt điều nhân bằng máy

Trung tâm khuyến công (Sở Công thương) vừa phối hợp Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Hoa (thôn 1, xã Thống Nhất, Bù Đăng) tổ chức trình diễn mô hình kỹ thuật bóc tách vỏ lụa hạt điều nhân xuất khẩu bằng máy.


Hội Nông dân và Sở KH&CN TP Đà Nẵng: Phối hợp xây dựng một số mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn thành phố

Trong thời gian qua, Hội Nông dân và Sở KH&CN TP Đà Nẵng đã phối hợp thực hiện xây dựng được một số mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn thành phố.


An Giang: Nông dân Châu Thành ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất

Khi các phương tiện thông tin phát triển, bên cạnh tìm tòi, nghiên cứu cách làm hay, hiệu quả, nông dân huyện Châu Thành (An Giang) còn tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Qua đó, góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân…


Trồng dưa lưới trong nhà màng: Hiệu quả và triển vọng

Dưa lưới là loại rau ăn quả quan trọng trong họ bầu bí, được trồng nhiều ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Mỹ, Tây Ban Nha… với sản lượng hàng năm trên toàn thế giới khoảng 18 triệu tấn. Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu, lai tạo ra được nhiều giống dưa lưới. Tại Việt Nam, do điều kiện đất đai, khí hậu, đặc điểm thực vật học nên dưa trồng được chủ yếu ở miền Nam và hiện trồng phổ biến ở Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh…


An Phú (An Giang): Một số kết quả trong sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao

Theo ông Nguyễn Xuân Hải – Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú (An Giang) cho biết: Việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 20/6/2012 về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao phù hợp với tình hình thực tế địa phương, nhiều mô hình ứng dụng có hiệu quả kinh tế, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.


Quảng Trị: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Đối với tỉnh Quảng Trị, năm 2008, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến 2015”, công tác nghiên cứu và ứng dụng CNSH trên địa bàn được các ngành, địa phương triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Việc áp dụng CNSH trong nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị nhằm hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.


Thanh Hóa: Giúp bà con chăn nuôi gà thịt thả vườn an toàn dịch bệnh

Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.


Đắk Nông: Sản xuất cà phê theo hướng bền vững ở Đắk Mil: Hiệu quả từ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk Mil (Đắk Nông) thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cây cà phê theo hướng bền vững trên địa bàn huyện đang được xem là một giải pháp lâu dài và hết sức cần thiết. Người dân cũng đã dần tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.


<< < 15 16 17 18 19 > >>