00:00 Số lượt truy cập: 2672754

Ngành điều vẫn gặp khó 

Được đăng : 03/11/2016

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) Trong buổi họp tại TP. HCM, Vinacas cho biết, bước sang năm 2011 ngành điều Việt Nam vẫn tự tin giữ vững ngôi vị này khi kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm cho thấy tình hình khá khả quan cả về sản lượng, kim ngạch lẫn giá trị xuất khẩu.


 Liên tiếp trong 5 năm ngành điều Việt Nam giữ vị trị số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân.

Theo báo cáo của Vinacas thì tính đến cuối tháng 7 cả nước xuất khẩu được khoảng 83.000 tấn điều nhân, đạt tổng giá trị kim ngạch khoảng 630 triệu USD. Tăng 21,6% về trị giá nhưng giảm 14,6% vể lượng so với cùng kì năm 2010. Mặc dù diện tích và sản lượng điều trong nước không tăng lên nhưng thị trường xuất khẩu và giá bán liên tục tăng cao đã giúp ngành điều tiếp tục phát triển ổn định.

Hiệp hội điều Việt Nam cho biết giá hạt điều đã đạt trên 8500 USD/tấn, tăng khoảng 1.000 USD/tấn so với mức giá trung bình trong 6 tháng đầu năm nay do nhu cầu tăng cao. Theo nhận định của Vinacas, 6 tháng cuối năm nhu cầu các thị trường quan trọng như châu Âu, châu Á và châu Mĩ… đều tăng cao, và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu. Và để toàn ngành có thể cán đích mục tiêu 1,4 USD xuất khẩu trong năm 2011. Trong thời gian tới Vinacas sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường việc quảng bá thông tin về ngành Điều Việt Nam thông qua các trang thông tin trên internet... Đồng thời, Vinacas cũng kiến nghị Chính phủ xem xét giảm thuế GTGT và thuế nhập khẩu điều thô xuống 0% để tháo gỡ bớt các khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.

“Với mức lãi xuất như hiện nay thì ngành điều sẽ gặp không ít khó khăn trong thời gian tới”, ông Học nói,

Tại buổi họp, các doanh nghiêp thành viên Vinacas rất bức xúc về tình trạng mất cắp hàng hóa trong khi vận chuyển. Tính từ năm 2007 đến nay, các doanh nghiệp của Vinacas đã bị mất cắp với trị giá trên 600.000 USD.

Theo Học, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) nhân điều liên tục gặp phải tình trạng mất hàng trong container. Có trường hợp DNXK mất hết vốn liếng khi bọn trộm “rút ruột” gần như toàn bộ số hàng, chỉ để lại 6 thùng cartons điều nhân trong xe. Sự việc nghiêm trọng này không chỉ gây tổn thất lớn cho DNXK mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng nước ngoài.

Mới đây ngày 22 tháng 6, công ty Donafoods bị mất gần hết một contener hàng trị giá 102 ngàn đô la Mỹ (hơn 2 tỷ đồng) mà doanh nghiệp này phải bồi thường cho khách hàng, theo đại diện công ty thì mặc dù hàng hóa được chất rất cẩn thận vào contener và được ghi lại bằng hình ảnh và sơ đồ sếp hàng, tuy nhiên khi hàng đến nước nhập khẩu thì bị phát hiện mất hàng.

Sau khi lấy trộm hàng xong, chúng thay vít chốt gạt khóa, đóng lại và dùng sơn cùng màu với contener xịt lên. Mọi dấu vết đục, cắt nhanh chóng bị che giấu và không hề bị người khác phát hiện. Sau khi trộm được hàng, chúng tìm cách tẩu tán bằng nhiều cách. Một số băng nhóm đầu tư chuyên nghiệp, có xe tải nhẹ và thuê lực lượng cửu vạn để bốc hàng công khai. Một số DN trong ngành vì ham rẻ đã tiếp tay tiêu thụ hàng trộm cắp này.

Đại diện Công ty cổ phần Long Sơn cho biết, mới đây dơn vị này đã bị tài xế rút ruột contener lấy đi gần 800 thùng hàng trị giá 135.000 USD, mặc dù contener hàng của công ty này đã được gắn thiết bị định vị toàn cầu (GPS), khi cơ quan công an vào cuộc thì tài xế đã bỏ trốn, kiểm tra hồ sơ của tài xế thì đều là giấy tờ giả, do vậy đã gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Một số vụ trộm cắp nhân điều điển hình thời gian trước đây như: Cty TNHH CBNSTP XK Tân An (Long An) mất trên 11 tấn nhân điều (liên tiếp 3 lần) trị giá gần 1 tỷ đồng; Cty Olam Việt Nam mất trên 22 tấn nhân điều (liên tiếp 6 lần) trị giá gần 2 tỷ đồng; Cơ sở Phú Mỹ mất gần 16 tấn nhân điều trị giá trên 1 tỷ đồng. Nhiều DN khác như Lajocomex, Lafooco Long An… cũng thông báo mất hàng thiệt hại từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng.