00:00 Số lượt truy cập: 3235148

Nuôi ong mật: Cách làm giàu bền vững 

Được đăng : 03/11/2016

Sơn La là tỉnh có điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết rất phù hợp với nghề nuôi o­ng lấy mật. Từ lâu người dân Sơn La đã biết bắt o­ng tự nhiên về nuôi để lấy mật; tuy nhiên kỹ thuật nuôi và khai thác sản phẩm truyền thống cho chất lượng mật không cao, lẫn nhiều tạp chất, sản phẩm làm ra chủ yếu tự cung tự cấp, chưa trở thành hàng hoá.


Mấy năm gần đây, nghề nuôi o­ng ở Sơn La đã bắt đầu đổi mới và phát triển, với hình thức chăn nuôi hộ gia đình, tự đầu tư và khai thác sản phẩm o­ng mật, tự chịu trách nhiệm về đồng vốn và sản phẩm làm ra. Tổ chức Hội nuôi o­ng mà nòng cốt là Trung tâm o­ng Sơn La định hướng, tập huấn kỹ thuật công nghệ nuôi và khai thác, tập hợp hội viên cùng sở thích nuôi o­ng... nên nghề nuôi o­ng hiện đang là nghề xoá đói, giảm nghèo và làm giàu cho hội viên, nông dân, vơi nhiều loại sản phẩm như: Mật o­ng, phấn hoa, sữa o­ng chúa, sáp o­ng, o­ng non, o­ng già, keo o­ng... số lượng đàn o­ng, sản lượng sản phẩm hàng năm luôn tăng; quy trình nuôi và khai thác sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường.

Theo báo cáo của Hội ngành nghề Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Sơn La nhiệm kỳ II (2008 - 2012), hàng năm toàn tỉnh có hơn 1.000 hội viên và lao động sống bằng nghề, nuôi từ 20.000 - 23.000 đàn o­ng đủ tiêu chuẩn khai thác sản phẩm; nhiều hộ gia đình có quy mô nuôi từ 50-600 đàn o­ng/trại (cả o­ng nội địa và o­ng ngoại gốc Ý); sản lượng mật đạt 700 – 750 tấn/năm, 50 tấn phấn hoa và các sản phẩm khác đạt khá. Sản phẩm o­ng mật Sơn La có chất lượng tốt, được người tiêu dùng đánh giá cao; đã đạt 2 Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Giảng Võ (1983 và 1984), 4 cúp vàng Nông nghiệp tại Hội chợ Quốc tế Agroviet năm 2005 và 2006; Huy chương vàng “Tuần lễ xanh” Quốc tế tại Việt Nam.

Hội nuôi o­ng Sơn La đã xây dựng được quy trình đầu tư và khai thác o­ng mật trên địa bàn; xây dựng lịch trình khai thác từng nguồn hoa theo từng mùa, từng vùng khí hậu, từng địa phương trong và ngoài tỉnh; nắm chắc quy luật tự nhiên của các loại hoa nở theo mùa và sinh trưởng theo từng vùng, từng thời điểm để di chuyển đàn o­ng đến khai thác sản phẩm sạch... Hội đã nghiên cứu tổng kết đúc rút kinh nghiệm phổ biến cho hội viên hai hình thức: Nuôi o­ng di chuyển theo nguồn hoa áp dụng cho những trang trại o­ng có quy mô lớn và nuôi o­ng tại chỗ với quy mô nhỏ (30 - 50 đàn). Theo tính toán, trung bình một đàn o­ng gốc một năm thu 30 - 50 kg mật, 7-10 kg phấn o­ng, 0,2 kg sáp o­ng cho tổng thu 1.600.000 - 2.500.000 đồng/đàn/năm; trừ các chi phí, còn lãi từ 800.000 - 1.200.000 đồng/đàn/năm. Thực tế Sơn La đã có nhiều hộ khá và giàu nhờ nuôi o­ng lấy mật với quy mô từ 150 - 450 đàn như ở chi hội o­ng Mộc Châu có ông Lê Quý Phương nuôi 400 đàn, ông Mai Hồng Quân nuôi 150 đàn, ông Đoàn Thế Kỷ nuôi 120 đàn; Chi hội Kim Chung (Yên Châu) có ông Nguyễn Văn Thắm nuôi 170 đàn, ông Nguyễn Văn Hiệp 150 đàn, ông Nguyễn Văn Hồng 120 đàn; Sông Mã có ông Nguyễn Văn Quý nuôi 120 đàn; chi hội nghiệp đoàn nuôi o­ng Sơn La có gia đình ông Nguyễn Trọng Lành 450 đàn, bà Nguyễn Thị Nga 200 đàn, ông Phạm Quang Minh 150 đàn, bà Trần Thị Thùa 150 đàn; chi hội Mai Sơn có ông Lê Văn Cư 150 đàn...

Để nghề nuôi o­ng lấy mật ở Sơn La phát triển ngang tầm với tiềm năng của vùng, các cơ quan chức năng, cần tham mưu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển nuôi o­ng ở tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh; xây dựng Trung tâm o­ng Sơn La trở thành đơn vị vừa chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vừa quản lý về chất lượng sản phẩm, chất lượng con giống và vật tư nghề nuôi o­ng; thu mua, chế biến và tổ chức tiêu thụ sản phẩm o­ng nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, từng bước tiến tới thành lập công ty cổ phần o­ng mật Sơn La, trên cơ sở thu hút vốn từ hội viên, tỉnh hỗ trợ và tạo điều kiện về chính sách, vốn vay ưu đãi, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất, để đưa nghề nuôi o­ng trở thành nghề làm giàu bền vững./.