Lúa lai là một trong năm thành tựu khoa học lớn về giống cây trồng trong thế kỷ 20, tạo ra các cuộc cách mạng trong nông nghiệp thế giới và nước ta, đó là: Ngô lai F1 (1930); lúa mì thấp cây (1940); giống lúa IR8 (Nông nghiệp 8, năm 1968); giống lúa lai F1 (1973) và giống cây trồng chuyển gen (những năm 80, 90 thế kỷ trước).
Từ năm 1990-1991, Bộ NN- PTNT chủ trương đưa lúa lai vào SX ở trong nước. Qua 20 năm thử nghiệm và phát triển, về SX, đến nay mỗi năm nước ta gieo cấy khoảng 700.000 ha (bằng 10% diện tích gieo trồng lúa) ở cả 7 vùng sinh thái. Việt Nam được đánh giá đứng thứ 2 về phát triển lúa lai trong khu vực.
Lúa lai làm tăng sản lượng khoảng 1 triệu tấn thóc, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu; đặc biệt ở các vùng nghèo miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Chúng ta đã SX tự túc được khoảng 20% giống lúa lai F1, tiết kiệm hàng chục triệu USD nhập khẩu giống.
Giống lúa lai cao sản N.ưu 89
Về mặt KH-CN đã tạo ra các thương hiệu lúa lai 2 dòng, 3 dòng nhiệt đới Việt Nam được thị trường chấp nhận, bán được bản quyền khoảng 15 tỷ đồng; Trình độ SX giống lúa lai F1 và lúa lai thương phẩm của nông dân được nâng lên (cách ly, gạt phấn, điều khiển trỗ trùng khớp, nắm được công nghệ 2 dòng, 3 dòng…). Một số DN trong, ngoài nước đã đầu tư nghiên cứu, SX và thương mại giống có kết quả phù hợp với việc thâm canh.
Chúng tôi giới thiệu Cty THNH Khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đắc Nguyệt (Tứ Xuyên, Trung Quốc), là một trong số những DN triển khai mô hình tổ chức SX lúa lai hiệu quả ở nước ta.
Cty Đắc Nguyệt có số lượng lớn giống lúa lai phục vụ nông dân trong thời gian dài; tiền thân là Cty Đức Dương do ông Chung Đình Húc (Anh hùng Lao động Trung Quốc) làm Tổng Giám đốc. Cty đã có mặt tại Việt Nam từ những ngày đầu những năm 90 cuả thế kỷ trước, bình quân mỗi năm phục vụ thương mại khoảng vài ngàn tấn giống lúa lai.
Từ những năm 2000, Cty phát triển các giống lúa lai mang thương hiệu riêng của mình, mỗi năm phục vụ 500-600 tấn giống. Đắc Nguyệt là DN hàng đầu của Trung Quốc kiên trì nghiên cứu tổ chức SX giống lúa lai F1 tại Việt Nam: Năm 2006 SX 40 ha tại Quảng nam; năm 2008 SX 35 ha tại Bình định; năm 2010 SX 52 ha tại Đắk Lắk; năm 2011 SX 20 ha tại Thanh Hóa…
Cty TNHH Khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đắc Nguyệt là một trong những công ty TQ phát triển giống lúa lai hàng đầu ở Việt Nam với các kết quả rõ: TGST dài, khối lượng lớn, có thương hiệu riêng, ngắn ngày, gieo cấy cả 2 vụ, chất lượng tốt, nghiên cứu SX hạt giống và có Văn phòng tại VN… Cty Đắc Nguyệt đã và đang đáp ứng nhu cầu của thị trường SX lúa ở nước ta, là một mô hình đáng hoan nghênh khích lệ.
Bộ giống lúa lai của Đắc Nguyệt được Bộ NN-PTNT công nhận thuộc nhóm hàng đầu trong các Cty giống của Trung Quốc, tổng cộng 6 giống là thương hiệu riêng và đều ngắn hơn 5-7 ngày so với giống chủ lực Nhị ưu 838. 6 giống gồm: Nghi hương 2308 (bằng bảo hộ số 16, công nhận chính thức năm 2008); N.ưu 69 (bằng bảo hộ số 71, công nhận chính thức năm 2009); Đắc ưu 11(công nhận chính thức năm 2010); N ưu 89 (công nhận chính thức năm 2012); Nghi hương 2309 (công nhận SX thử năm 2011); Kim ưu 18 (công nhận SX thử 2012)- Hiện nay đang khảo nghiệm 5 giống lúa mới có triển vọng cho 2012 và 2013 .
Bộ giống lúa lai của Đắc Nguyệt đều gieo cấy được cả hai vụ trong năm (xuân muộn, mùa sớm), khắc phục điểm yếu là ít chịu bệnh bạc lá trong vụ mùa; trong đó nổi bật là N.ưu 69, Nghi hương 2308,…
Bộ giống lúa lai của Cty Đắc Nguyệt có nhiều giống chất lượng tốt, nổi bật là Nghi hương 2308 (đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia TQ), N.ưu 69 (đạt tiêu chuẩn chất lượng loại 1 TQ), Đắc ưu 11 (đạt tiêu chuẩn chất lượng B- TQ), N.ưu 89 (đạt tiêu chuẩn chất lượng B-TQ), Kim ưu 18 (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu TQ) v.v…
Cty có Văn phòng đại diện tại Việt Nam, văn phòng này đang đề nghị thành lập Cty độc lập. Cách tổ chức triển khai của Cty Đắc Nguyệt ở các thị trường Việt Nam, Myanmar, Indonexia… khác nhau, phù hợp với từng vùng và sử dụng người tại chỗ… rất hiệu quả.
Do điều kiện, SX lúa lai ở nước ta còn phải nhập khẩu 80% hạt giống nên việc tổng kết các mô hình tổ chức SX và thương mại lúa lai là cần thiết để góp phần phát triển lúa lai bền vững.
(*): Tác giả hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam