Trước tình hình bệnh tai xanh ở lợn đang diễn biến phức tạp và đã lan ra 14 tỉnh, thành phố trong cả nước, để chủ động phòng, chống không cho mầm bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Ðác Nông vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc phòng, chống bệnh tai xanh ở lợn.
Long An đã xây dựng được 2.992 trang trại, trong đó có 2.707 trang trại trồng trọt và 232 trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản. Nhiều trang trại thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
An Giang xác định vụ thu đông (vụ 3) năm nay gieo cấy 70.000 ha, giảm 26.000 ha so với kế hoạch 11 huyện, thị xã đã đăng ký.
Mô hình sản xuất một vụ ngô lai và kế tiếp là 1 - 2 vụ đậu đỗ trên cùng một chân đất đem lại cho người nông dân nguồn thu gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa hay độc canh một số cây ngắn ngày khác. Đây là kết quả khảo nghiệm của Trung tâm khuyến nông tỉnh Kon Tum thực hiện tại các huyện Đắk Hà, Ngọc Hồi và thị xã Kon Tum được bà con nông dân tích cực hưởng ứng.
Hà Nam: Sâu bệnh đang hại lúa mùa trên diện rộng với hơn 20.000 ha nhiễm sâu cuốn lá nhỏ; gần 5.000 ha nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng với mật độ từ 2.000 đến 4.000 con/m2.
Đây là kiến nghị được đưa ra tại hội nghị giữa lãnh đạo UBND TP Cần Thơ với các doanh nghiệp (DN) chủ chốt trên địa bàn vào ngày 21-8, để tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu mua lúa gạo, cá tra. Theo Sở Công thương Cần Thơ, Bộ Công thương cần có giải pháp chỉ đạo tích cực để các DN chế biến tăng cường thu mua lượng cá cỡ lớn còn tồn đọng trong dân. Hướng dẫn giá sàn và kiểm soát số lượng cá tra xuất khẩu (chỉ DN chế biến thủy sản mới được xuất khẩu, hạn chế các DN thương mại không đủ năng lực chế biến tham gia xuất khẩu), tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ: giảm giá, gây thiệt hại…
Ngày 20-8, Hội Nông dân (HND) TPHCM phối hợp với HEIFER Việt Nam (tổ chức nhân đạo, phi lợi nhuận, phi chính phủ Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam) trao 39 con bò sind (bình quân 200 kg/con) nhằm tạo nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho 39 hộ nông dân nghèo tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh với tổng trị giá gần 330 triệu đồng (8,3 triệu đồng/con).
Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên cho biết, hiện đã có 24/60 ha diện tích thả tôm thẻ chân trắng nuôi từ 1 – 2 tháng tuổi ở xã Hòa Xuân Đông và xã Hòa Tâm bị dịch bệnh. Biểu hiện ban đầu là tôm bị đỏ thân, sau đó kém ăn và chết hàng loạt. Đối với diện tích còn lại, tôm thẻ có hiện tượng phát triển chậm.
Nhiều vụ tôm nuôi ở quảng Trị trong nhiều năm liên tiếp bị dịch bệnh nhất là bệnh đốm trắng làm người chăn nuôi thuỷ sản điêu đứng, thua lỗ, hụt hẫng; nhiều người vì thế bị phá sản. Trước tình hình đó, Trung tâm khuyến ngư Quảng Trị đã cử cán bộ về địa phương bám hồ nghiên cứu, tìm hiểu để rồi năm 2005 mạnh dạn triển khai 2 điểm trình diễn nuôi cua biển tại xã Triệu Phước (một điểm thả nuôi chính vụ, một điểm thả nuôi vụ 2).
Phú Yên có đến 20.000 ha mía. Tuy nhiên nhiều năm qua, năng suất mía chỉ đạt trên dưới 50 tấn/ha. Năng suất mía thấp, đẩy giá thành sản xuất quá cao, nông dân chưa thực sự an tâm gắn bó với cây mía.