Nhận được tin về cuộc hội thảo đầu bờ trồng ngô giống mới có năng suất, chất lượng cao, ngày 25/6/2009 hàng trăm cán bộ cùng nông dân thuộc 32 xã, phường ở TX Thái Hoà và huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An đã nô nức đến các chân ruộng để tham gia, đánh giá kết quả và thảo luận bàn cách áp dụng mô hình. Bởi trồng ngô giống mới đã cho thu lãi xấp xỉ 27 triệu đồng/ha/vụ.
Vụ HT 2009, huyện Nông Sơn có tổng cộng 1.141ha đất sản xuất lúa. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6 mới chỉ gieo sạ được 950ha, còn lại 191ha bỏ hoang vì không có nước tưới.
Trên 30 nông dân ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang đã ứng dụng hiệu quả chế phẩm phân sinh học Wehg vào ruộng lúa để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Cả làng Ròn ở huyện Đơn Dương phải bán trâu vì không còn đất trồng cỏ cho trâu ăn. Mới vài tháng mà người dân ở làng Ròn xã Đạ Ròn, (Đơn Dương, Lâm Đồng) đã bán hơn 300 con trâu, thu về mấy tỷ bạc.
Thiên nhiên ban tặng cho Sơn La nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung, với 5 cây trọng điểm: chè, cà phê, mía, ngô và cao su, trong đó có cây cà phê Arabica có giá trị kinh tế cao. Để cà phê Sơn La phát triển bền vững, cần có những chuyển đổi từ cách nghĩ và cách làm.
Từ cuối tháng 6 đến nay đã xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt tại nhiều diện tích nuôi ngao của người dân xã Đông Minh, H.Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Thống kê của UBND xã, có 135/250 ha diện tích nuôi ngao toàn xã bị chết, trong đó 75 ha đang chờ thu hoạch, thiệt hại ước tính lên tới 60 tỉ đồng.
Thông tin bảy tàu cá của ngư dân làng biển Đông Tác, phường Phú Đông (TP Tuy Hòa - Phú Yên) bị tàu Trung Quốc đe dọa, cướp ngư lưới cụ khi đang thả lưới trên ngư trường Việt Nam đã gây không ít bất bình cho người dân làng biển. Dù khó khăn, ngư dân vẫn quyết tâm bám biển làm ăn, giữ chủ quyền đất nước.
Trước đây ở các vùng nông thôn, nhất là đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên), nhà nhà đều nuôi trâu, bò để phục vụ cày kéo. Trên những cánh đồng, ta bắt gặp hình ảnh: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa! Ngày ấy làm ruộng vất vả trăm bề, ngoài cày sâu cuốc bẩm, nông dân còn phải gồng gánh từng bó lúa vào tận sân kho, đập lúa bằng cào cỏ, đạp rơm đến rớm máu gan bàn chân…
Mô hình thâm canh và tưới phun dưới tán lá vườn bưởi thời kỳ kinh doanh do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai đang thực hiện ở vùng bưởi đặc sản Tân Triều đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân trồng bưởi trong vùng, vừa tiết kiệm tiền của, công sức, vừa tăng năng suất và chất lượng trái bưởi.
Sau hơn 6 tháng triển khai thực hiện đề án cơ giới hóa giai đoạn năm 2009 – 2012, ngành nông nghiệp phối hợp các ngân hàng xem xét và đầu tư được 24 máy gặt đập liên hợp và 9 máy sấy lúa cho nông dân.