00:00 Số lượt truy cập: 3228153
Tin địa phương

Sơn La: Canh tác cây sắn trên đất dốc - hướng đi khả quan

Tỉnh Sơn La có trên 28 nghìn ha sắn được trồng hằng năm. Cây sắn thích ứng với đất đai và điều kiện khí hậu của tỉnh; củ sắn được sử dụng chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi và là nguyên liệu trong công nghiệp chế biến. Sắn đang trở thành cây trồng góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu, vùng xa.


Bình Phước: Mô hình ”Sản xuất rau hữu cơ sử dụng phân sinh học WEHG” gắn kết nhà nông với doanh nghiệp

Theo Báo cáo Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Bình Phước, đến tháng 11/2013, Trung tâm đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn cây rau theo hướng nông nghiệp hữu cơ, an toàn sinh học, bền vững, thân thiện môi trường sinh thái và con người.


Sơn La: Hỗ trợ nông dân sản xuất, phát triển kinh tế

Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp đã tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao KHKT, hỗ trợ các nguồn vốn, cung ứng các dịch vụ, vật tư với hình thức chậm trả nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất, phát triển kinh tế.


Khánh Hoà: Tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi chim yến

Đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.


Quảng Điền (Thừa Thiên Huế): Ngư dân trúng vụ cá khoai

Những ngày cuối tháng 11, ngư dân 2 xã vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn (Thừa Thiên Huế) trúng đậm cá khoai. Hiện mỗi ngày, 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn cho ra khơi hơn 160 ghe thuyền để đánh bắt.


HTX Sáng Thiện: Doanh thu từ trồng nấm đạt hơn 2,5 tỷ đồng/năm

Mỗi năm, HTX Sáng Thiện (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) trồng khoảng 12 tấn nguyên liệu nấm linh chi, sản lượng nấm khô thu được đạt 750kg.


Thái Nguyên: Phát triển nghề trồng nấm

Những năm gần đây, việc trồng nấm ăn, nấm dược liệu đã trở thành nghề có thu nhập ổn định với nhiều nông dân trong tỉnh. Mỗi năm, nghề này tạo việc làm cho khoảng 18.000 lao động nông thôn, tạo ra một lượng sản phẩm nấm khá lớn, khoảng 2.000 tấn/năm, tương đương với khoảng 50 tỷ đồng.


An Giang: Diện tích ruộng san phẳng bằng máy tia laser quá ít

Tháng 5-2006, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm Năng lượng- máy nông nghiệp của Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trình diễn máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser trên địa bàn huyện Châu Thành. Đồng thời, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã có chính sách hỗ trợ 30% tiền mua máy nhằm khuyến khích nông dân đầu tư phục vụ cho sản xuất lúa theo chương trình “1 phải, 5 giảm”. Tuy nhiên, theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, đến nay, chỉ có 2 nông dân ở Tri Tôn đầu tư mua máy nên diện tích ruộng được san phẳng bằng máy tia laser còn quá ít, chỉ 157 héc-ta.


Nông dân bức xúc vì phân bón kém chất lượng

Là tỉnh có thế mạnh về phát triển kinh tế nông nghiệp nên nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng ở Bình Phước rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề phân bón giả, kém chất lượng theo nghi vấn của người dân còn nhờ đến các cơ quan chức năng phân tích, đánh giá. Mới đây, người dân thôn Bàu Đỉa, xã Phước Tân (Bù Gia Mập) mua hơn 10 tấn phân NPK nhưng không dám đem bón vì nghi ngờ phân giả, chất lượng kém.


Vĩnh Long: 13 cơ sở, vùng sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn GlobalGAP

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 13 cơ sở, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trong đó, có 4 cơ sở cây ăn trái, 2 cơ sở rau màu và 7 cơ sở thủy sản. Nông sản đạt chứng nhận GlobalGAP trên cây ăn trái chủ yếu trên bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn, chôm chôm, mận, xoài,…


<< < 49 50 51 52 53 > >>