00:00 Số lượt truy cập: 2637630

Chuyển mình nhờ nông nghiệp công nghệ cao 

Được đăng : 06/09/2022

untitled123456

Tập đoàn Việt Úc phấn đấu trong năm 2022 nâng công suất sản xuất tôm giống lên 2 tỷ con

Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển khoa học, công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 được triển khai từ tháng 3-2017, trong đó mục tiêu ưu tiên là thành lập các khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tạo nên làn gió mới cho doanh nghiệp NNCNC. Với nghị quyết này, Quảng Ninh dành đến 6-7% chi ngân sách thường xuyên, tương đương 600-800 tỷ đồng mỗi năm cho KHCN, trong đó có nông nghiệp. Tỉnh đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy việc hình thành các khu NNCNC. Đầm Hà được đầu tư xây dựng là một trong hai khu  khu NNCNC với hệ thống khu sản xuất đầu tư đồng bộ, hiện đại, mang lại hiệu quả sản xuất cao và hàng chục mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong doanh nghiệp và nông hộ, hàng trăm nông sản có giá trị lớn…

Là huyện miền núi khó khăn với 80% diện tích tự nhiên là đồi núi, diện tích đất canh tác bị chia cắt phân tán, manh mún theo địa hình. Nhờ phong trào ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã len lỏi tới từng thôn, xã… đã giúp Đầm Hà ngày càng thay da đổi thịt từng ngày. Một số nông sản bước đầu được xây dựng nhãn hiệu, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng theo chương trình OCOP. Tốc độ tăng bình quân sản xuất nông, lâm, thủy sản của Đầm Hà trong giai đoạn 2016-2020 đạt 10,65%/năm. Năm 2021, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện đạt gần 2.500 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2020.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất theo hướng liên kết, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân có tiềm lực vào đầu tư, đã và đang được Đầm Hà triển khai bằng nhiều giải pháp đồng bộ, tạo ra bước tiến dài về một nền nông nghiệp hiện đại. Huyện đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản với tổng diện tích 169,5ha, từ đó từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Đầm Hà trở thành vùng trọng điểm về sản xuất giống thủy sản công nghệ cao.

Từ những giải pháp đồng bộ, đến nay Đầm Hà đã xây dựng được 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản của Tập đoàn Việt - Úc, quy mô 170ha. Cùng với Tập đoàn Việt - Úc, Công ty CP Thực phẩm BIM đang triển khai dự án nuôi tôm công nghệ cao, quy mô 128ha tại xã Đại Bình (ương dưỡng trên 250 triệu con tôm giống/năm); HTX Thủy sản Bắc Việt (xã Đầm Hà) mở rộng quy mô sản xuất 5 - 7 triệu cá giống/năm cung cấp cho thị trường. Huyện hình thành 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về chăn nuôi; 1 dự án khu sản xuất rau an toàn, rau cao cấp theo hướng ứng dụng công nghệ cao...Nhiều dự án chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao được triển khai trên địa bàn, như: Dự án chăn nuôi lợn công nghệ cao của Tập đoàn MAVIN; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi bò sữa tập trung và liên kết với người dân tại huyện Đầm Hà của Tập đoàn TH…

Lâm nghiệp chú trọng đầu tư vào vùng trồng quế tại các xã Quảng An, Quảng Lâm, hiện đã nhân rộng được hơn 2.000ha. Phát huy tiềm năng phát triển các sản phẩm từ cây quế, năm 2020, Công ty CP Quế hồi Quảng Ninh (xã Quảng Lâm) đã đầu tư nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị chế biến sản phẩm quế thanh, bột quế theo hướng hữu cơ. Ngoài ứng dụng KH&CN trong sơ chế, chế biến giúp nâng cao giá trị quế 10-15%, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, chúng tôi tiếp tục được Sở KH&CN hướng dẫn xây dựng đề tài nghiên cứu quy trình sản xuất quế hữu cơ, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng xuất khẩu.

Thời gian tới, địa phương tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái. Trong đó, quan tâm đến nghề nuôi biển bền vững, nuôi thâm canh, siêu thâm canh để tạo đột phá về năng suất, chất lượng hiệu quả bằng khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh về hạ tầng, sinh thái để khai thác lợi thế du lịch, nhất là du lịch trải nghiệm, biển đảo, sinh thái, phải biến các sản phẩm địa phương thành sản phẩm du lịch tinh tế…

Thùy Dung