Máy hút bùn cho ao tôm 

Được đăng : 13-12-2016 14:57:42
Nguyễn Văn Cơ, một nông dân chính gốc ở xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị vừa chế tạo ra là một chiếc máy hút bùn cho ao tôm đầu tiên của miền trung. Ngày 25-2, anh đã đến cơ quan chức năng để đăng ký bản quyền.Nhà sáng chế chưa qua đào tạoNăm nay, anh Nguyễn Văn Cơ bước sang tuổi 44, là chủ một trang trại nuôi tôm có diện tích đến 5,5 ha. Cuối mỗi mùa thu hoạch tôm, anh phải thuê xe máy hút bùn, nạo vét lại đáy ao tôm. Cứ nạo vét mỗi hồ nuôi tôm có diện tích một ha, anh Cơ phải trả cho chủ xe máy 40 triệu đồng. Xót tiền, anh nghĩ rằng :" Tại sao, mình không chế tạo ra một chiếc máy hút bùn mà phải đi thuê máy hút, máy cày cho tốn tiền của?".Sau nhiều lần trăn trở, tìm tòi, anh quyết định nghiên cứu chế tạo máy hút bùn. Anh Cơ nhớ lại: "Cách đây ba năm, tôi bắt đầu công trình nghiên cứu của mình. Tôi tìm hiểu qua sách vở, cơ chế hoạt động của các chiếc máy nổ, rồi tự mình vẽ bản thiết kế cho máy..." Những ngày đó, trong đầu của anh Cơ không khi nào không nghĩ về chiếc máy, ngay cả lúc ăn cơm, trên giường ngũ cũng suy nghĩ, tìm tòi làm sao chế được chiếc máy tiện lợi nhất.Anh cho biết: " Nhiều hôm bưng bát cơm ngồi ăn mà đầu cứ miên man tìm cách thiết kế từng..

Nguyễn Văn Cơ, một nông dân chính gốc ở xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị vừa chế tạo ra là một chiếc máy hút bùn cho ao tôm đầu tiên của miền trung. Ngày 25-2, anh đã đến cơ quan chức năng để đăng ký bản quyền.
Nhà sáng chế chưa qua đào tạo
Năm nay, anh Nguyễn Văn Cơ bước sang tuổi 44, là chủ một trang trại nuôi tôm có diện tích đến 5,5 ha. Cuối mỗi mùa thu hoạch tôm, anh phải thuê xe máy hút bùn, nạo vét lại đáy ao tôm. Cứ nạo vét mỗi hồ nuôi tôm có diện tích một ha, anh Cơ phải trả cho chủ xe máy 40 triệu đồng. Xót tiền, anh nghĩ rằng :" Tại sao, mình không chế tạo ra một chiếc máy hút bùn mà phải đi thuê máy hút, máy cày cho tốn tiền của?".
Sau nhiều lần trăn trở, tìm tòi, anh quyết định nghiên cứu chế tạo máy hút bùn. Anh Cơ nhớ lại: "Cách đây ba năm, tôi bắt đầu công trình nghiên cứu của mình. Tôi tìm hiểu qua sách vở, cơ chế hoạt động của các chiếc máy nổ, rồi tự mình vẽ bản thiết kế cho máy..." Những ngày đó, trong đầu của anh Cơ không khi nào không nghĩ về chiếc máy, ngay cả lúc ăn cơm, trên giường ngũ cũng suy nghĩ, tìm tòi làm sao chế được chiếc máy tiện lợi nhất.
Anh cho biết: " Nhiều hôm bưng bát cơm ngồi ăn mà đầu cứ miên man tìm cách thiết kế từng bộ phận trên máy sao cho đồng bộ. Suy nghĩ hoài quên ăn luôn. Đến khi vợ đến nhắc mới tỉnh lại và biết rằng mình đang ngồi ăn cơm". Thế nhưng, sau một năm nghiên cứu, chiếc máy đầu tiên do anh Cơ chế tạo không thành công.
Không nản chí, anh tiếp tục lăn xả vào công trình nghiên cứu của mình.
Nếu biết được rằng, anh Cơ chưa được học hành đến nơi đến chốn, chưa qua một ngày được đào tạo kỹ thuật chế tạo máy, mới biết rằng người nông dân này có sức sáng tạo biết chừng nào. Cuối cùng, sau thêm một năm dày công mày mò nghiên cứu, chiếc máy hút bùn đầu tiên đã được anh chế tạo thành công trong sự vui mừng của hàng nghìn bà con nông dân nuôi tôm ở vùng đồng bằng Triệu Phong.
Bí quyết ở cái mũi khoan
Những bộ phận cấu tạo thành chiếc máy của anh Cơ gồm có hai máy nổ hiệu Trung Quốc.Từ hai chiếc máy nổ này, anh Cơ hàn thêm một chiếc cầu khoan và một cần khoan dài hơn 2 m. Cầu khoan có tác dụng làm tăng sức mạnh của máy khoan, có thể khoan sâu và bốc một lúc được nhiều đất bùn.
Đầu cần khoan được trang bị một hệ thống mũi khoan. Khâu quan trọng nhất là ở mũi và lá khoan. Nếu dùng mũi khoan bằng sắt cũng không được, độ ma sát lớn, bùn đất bám vào nhiều máy không hoạt động nổi. Do vậy, mũi khoan và các lá khoan nhất thiết phải được làm bằng hợp chất inox.
Cách mũi khoan 20 cm có một cái ống nhựa lớn, đường kính 30 cm dùng để tải đất bùn. Kỹ thuật tinh vi nhất trong khâu chế tạo máy hút bùn được thể hiện ở lá khoan này. Nếu hàn lá khoan không đúng, bùn được khoan lên sẽ không vào được ống dẫn bùn để đổ nơi khác mà cứ chảy ra ngoài, mất công. Do vậy, phải hàn lá khoan sao cho thật khít, thật tròn để khi máy nổ khoan đất lên là tống ngay vào ống dẫn bùn và được lực đẩy của máy thổi đi một đoạn rất xa, chừng 200m. Tất cả hoạt động của việc khoan hút bùn đều diễn ra ở dưới nước.
Tiện dụng và rẻ tiền
Chiếc máy hút bùn này vừa được anh Cơ chế tạo thành công và đưa vào sử dụng. Anh lý giải bài toán kinh tế của mình như sau: những hồ nuôi tôm ở bãi đất có độ bùn, nước nhiều và lầy thì xe máy hút lớn không thể vào được. Nếu vào được thì không thể lội ra ruộng. Hoặc trong mùa nuôi tôm, muốn xử lý một phần đáy của ao, chỉ việc đưa máy vào là làm được ngay mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của tôm.
Chiếc máy do anh chế tạo có lợi thế là nhỏ, cơ động bất cứ ở chỗ nào. Nhất là các ao hồ dùng nuôi tôm đẻ, thì máy hút tôm này rất cần thiết. Muốn hút bùn một ha ao tôm, trong lúc dùng máy của anh Cơ chỉ tốn 6 triệu đồng. Thế nhưng thuê xe máy động cơ lớn sẽ tốn đến 40 triệu đồng. Rõ ràng bài toán kinh tế của anh Cơ là rất thiết thực đối với các hộ nuôi tôm. Tổng trị chiếc máy do anh Cơ chế tạo ra chỉ hơn 15 triệu đồng.
Khi tôi hỏi anh có sẵn sàng bán lại bản quyền sáng chế của mình cho các người có nhu cầu không? Anh vui vẻ nói rằng: " Tôi là nông dân nhưng rất thích mày mò, sáng tạo. Tôi làm chiếc máy để thử sức mình. Chế tạo máy hút bùn này ra trước hết là để dùng cho mình, sau đó giúp bà con nông dân nghèo. Đã vay tiền ngân hàng để nuôi tôm rồi mà còn chịu thêm một khoản tiền lớn thuê xe máy hút nữa thì tội bà con lắm. Nếu ai có nhu cầu, tôi sẽ chuyển giao công nghệ chế tạo. Nhưng trước hết đợi tôi đăng ký bản quyền đã nhé!"