00:00 Số lượt truy cập: 2637588

Để ngành nông nghiệp Hà Nội phát triển ổn định, bền vững trong tiến trình hội nhập 

Được đăng : 23/03/2019

 

Bên cạnh kết quả đạt được, việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nhất là trong phát triển các loại cây trồng và giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao ở Hà Nội còn gặp một số khó khăn, thách thức như:

Sản xuất nông nghiệp của Thành phố nhìn chung vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, nên việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Chất lượng vật tư đầu vào như cây, con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... chưa được quản lý tốt; tình trạng ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát.

Nguồn lực của Thành phố đầu tư cho phát triển nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được so với như cầu. Hội viên, nông dân còn thiếu vốn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế; chưa kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản chưa nhiều; số lượng sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu còn hạn chế so với tiềm năng của nông nghiệp Thủ đô.

Việt Nam, một đất nước hơn 90 triệu dân, trong đó đa số người dân vẫn sinh sống ở vùng nông thôn, thì nông nghiệp vẫn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, là bệ đỡ của sự ổn định và phát triển đối với người dân và đất nước. Đất nước đang trong quá trình hội nhập, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp hết sức nặng nề với nhiều khó khăn, thách thức trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh và rõ nét.

          Một là, phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, mở rộng hạn điền là cơ sở để hình thành cánh đồng lớn, mở đường cho ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, nhằm thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Hai là, tăng cường đầu tư các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn: đầu tư về vốn cho các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; tập trung đào tạo lao động nông thôn cả về kỹ thuật sản xuất và kỹ năng quản lý.

Ba là, tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tăng cường ng dụng khoa học công nghệvào sản xuất, kinh doanh; xây dựng cácmô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bốn là, tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp, giúp hội viên, nông dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu; liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, phát triển các doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt các chuỗi giá trị nông nghiệp.

Năm là, tăng cường xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư phát triển nông nghiệp. Qua đó, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, tìm đối tác để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hình thành các chuỗi liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước.

 

Thanh Nhàn