“Vốn ít nên làm gì tôi cũng phải tính. Chỉ làm những việc ít người chú ý mới mong có thu nhập” - chị Loan, vợ anh Ngô Văn Hùng, ngụ tại thôn Hiệp An, xã Tân Tiến, thị xã La Gi (Bình Thuận) nói.
Trong phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình, anh Hà Đình Khuê ở bản Cà Nộc xã Hồng Ca huyện Trấn Yên không phải là tấm gương tiêu biểu nhất nhưng những gì mà chàng thanh niên trẻ này đã đạt được trong cách làm giàu cũng rất đáng để nhiều thanh niên nông thôn học tập.
Cây cà phê bén rễ và gắn bó với đất Mường Ảng nhiều năm nay. Những năm trước cùng với sự lên xuống thất thường của giá cà phê, nhiều người ở Mường Ảng cũng điêu đứng vì loại cây này. Thế nhưng cũng có rất nhiều gia đình đã thoát đói nghèo và vươn lên làm giàu nhờ trồng cà phê. Gia đình anh Nguyễn Văn Anh (SN 1982) và chị Nguyễn Thị Hường (SN 1984) ở đội 1 xã Ảng Nưa, huyện Mường Ảng là một điển hình về xoá đói giảm nghèo từ cây cà phê.
Một phụ nữ bằng đôi bàn tay và khối óc, với mô hình trồng na và chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm được bắt đầu từ những đồng vốn đi vay. Đó là chị Triệu Thị Cồ, 43 tuổi, hội viên Hội phụ nữ thôn Ba Đàn, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng.
Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông thị trấn Nếnh, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp các con đặc sản của gia đình anh Nguyễn Văn Giang ở xóm Cầu thôn Sen Hồ- thị trấn Nếnh- huyện Việt Yên. Không giống như những trang trại chăn nuôi khác, mô hình của gia đình anh chỉ rộng khoảng 1 sào (360m2) nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không phải là nhỏ.
Bác Dương Văn Lê ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc trở thành triệu phú từ nuôi và ấp trứng vịt được cả làng học hỏi kinh nghiệm và làm theo.
Nhắc đến ông Thân Đức Cảnh, thôn Phú Thọ, xã Ngọc Châu (Tân Yên - Bắc Giang) ít người nuôi cá trên địa bàn huyện không biết. Đã hơn 10 năm nuôi cá thâm canh với quy mô lớn cho thu nhập cao, ông vừa được ngành nông nghiệp biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2005 - 2010.
Mạnh dạn vay vốn, đóng tàu đánh bắt xa bờ, sự quyết đoán này không chỉ đã đưa gia đình anh trở nên giàu có mà còn giải quyết việc làm ổn định, tạo thu nhập cao cho hàng chục lao động tại địa phương. Đó là câu chuyện về anh Nguyễn Thành Ngọc, ở thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới), một trong những điển hình làm kinh tế giỏi giai đoạn 2006-2010.
Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu ngày càng phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa. Từ đây, nhiều gương sáng tại các vùng quê đã xuất hiện...