Không gặp được chị tại nhà, chúng tôi theo cậu con trai của chị ra cánh đồng thăm chị. Gặp chị, chúng tôi không thể không khâm phục trước nghị lực phi thường bên trong vẻ mảnh mai, yếu ớt của người phụ nữ 53 tuổi đang đứng cạnh vuốt ve con bò. Chị là Nguyễn Thị Duyên, tổ 18, phường Chăm Mát, thành phố Hoà Bình - người phụ nữ mà khi nhắc đến tên, hàng xóm đều trầm trồ khen ngợi.
Huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An thuộc Đồng Tháp Mười là vũng trũng, bị phèn rất nặng. Do bị phèn nặng nên ốc bươu vàng không thể phát triển được. Những vùng đất phèn quá nặng trồng lúa năng suất rất thấp nên nhà nông thường trồng tràm.
Nhắc đến gia đình anh chị Cao Xuân Hậu, Vũ Thị Xuyến ở thôn phố mới thị trấn Vĩnh Tuy, người dân nơi đây ai cũng biết, bởi anh chị là tấm gương tiêu tiểu làm kinh tế giỏi, nhờ dám nghĩ, dám làm và có những bước chuyển đổi phù hợp trong sản xuất để làm giàu.
Vài năm gần đây, anh Nguyễn Văn Tám ở thôn 1, xã Hàm Ðức (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) được bà con địa phương biết đến không chỉ là một nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, mà còn là người giúp nhiều hộ nông dân khác cùng làm giàu.
Từ đầu tháng 5/2007 đến nay, ông Trần Văn Gộc (52 tuổi) ngụ xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) lần đầu tiên trồng 1ha đậu bắp Nhật Bản, cho năng suất 12-15 tấn/ha, giá bán 6.000-10.000 đồng/kg tuỳ loại, được giới thương lái từ Thành phố Hồ Chí Minh đến tiêu thụ.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, gia đình đoàn kết của anh Hoàng Xuân Phú, người Dáy tại xã Cốc San- Bát Xát- Lào Cai còn giúp đỡ nhiều người làm giàu từ nuôi thủy sản. Gia đình anh đã được tặng bằng khen của Uỷ Ban Dân số Gia đình và Trẻ em cho gia đình dân tộc thiểu số tiêu biểu khu vực phía Bắc 2007.
Là nông dân nhưng hiện nay anh có trong tay một cơ ngơi và vốn liếng mà bất cứ người dân nào cũng ao ước: Một căn nhà khang trang vào loại nhất nhì ngay ở trung tâm thị trấn Nông trường Việt -Trung (Bố Trạch – Quảng Bình), một trang trại rộng 14 ha trồng cao su và hồ tiêu trị giá tiền tỷ; bây giờ lại đang ấp ủ ý tưởng sang Lào thuê đất trồng cao su. Anh là Bế Văn Mai, người dân tộc Nùng ở thị trấn Nông trường Việt- Trung.
Rời Nam Định, gia đình anh Lê Văn Thanh đến sinh sống, lập nghiệp ở thôn Phước Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Chỉ sau hơn 2 năm, anh đã là một gương điển hình thoát nghèo và trở thành hộ khá, nhờ phát triển kinh tế từ mô hình nuôi cá lóc và ếch thịt trong bể xây. Đây cũng là mô hình mới, phù hợp cho những hộ ít đất sản xuất.
Anh Võ Minh Tân, còn có tên là “Năm đu đủ”, một nông dân cần cù nhẫn nại, đã từng trải qua nhiều năm vật lộn với cây lúa, cây màu tại khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.
Ông Lê Thế Nhơn ở thôn Nhật Tân, xã Hồng Giang (Lục Ngạn-Bắc Giang) có một vườn vải rộng trên 0,5 ha. Mỗi năm ông thu được 5-10 tấn vải quả nhưng do gần đây giá vải thấp nên ông nảy ra sáng kiến ghép nhãn lên gốc vải để cơ cấu lại vườn.