''1kg đu đủ chúng tôi bán với giá 5 đến 6 ngàn đồng. Mỗi một cây cho thu hoạch 25-30kg. Một sào trung bình có 75 đến 80 cây. Trừ chi phí, một năm mỗi sào cũng cho 6 đến 7 triệu đồng. Hơn làm ruộng là cái chắc". Đó cũng là lời bộc bạch của anh thanh niên 27 tuổi Đặng Văn Huy, ông chủ của 9 sào đu đủ ven Quốc lộ 32C, xã Thượng Nông, huyện Tam Nông (Phú Thọ) khi bắt đầu câu chuyện lập nghiệp với giống cây trồng mới của mình bằng bài toán so sánh rất đơn giản nhưng không phải ai cũng thấy và làm được...
Từng là công nhân xí nghiệp gỗ nhưng hành trình thoát nghèo, làm giàu của A Huy (Người Ba Na) ở thôn Kon H’ra Chót, phường Thống Nhất (thị xã Kon Tum – Kon Tum) lại bắt đầu từ đất. Cần cù trồng ngô, sắn, mía,... A Huy đã làm chủ cuộc sống của mình.
Mỗi năm thu lãi vài chục triệu đồng từ trang trại chưa hẳn là lớn đối với vùng đồng bằng nhưng ở xã miền núi đặc biệt khó khăn như Hưng Thi (Lạc Thuỷ - Hoà Bình) thì đấy là thành tích đáng nể. Trải qua nhiều gian nan, anh Phạm Văn Mạnh đã tạo dựng cho mình một cơ ngơi khang trang trên Nông trường sông Bôi.
Lần theo con hẻm số 108 đường Nguyễn Thái Học, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), chúng tôi đã đến gia trại nuôi nai lấy nhung của gia đình ông Vũ Văn Thuận. Khi đặt chân đến đây, chúng tôi đều ngạc nhiên trước một khu vườn - nhà tương đối khang trang, rộng rãi và thoáng mát.
Đến thăm gia trại của ông Ngô Văn Cước (60 tuổi) ở tổ 1B, phường Khuê Trung (Cẩm Lệ - Đà Nẵng), mới thấy hết nghị lực của lão nông này với mô hình trồng rau an toàn và nuôi cá, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Viên Văn Ngọc, người dân tộc Sán Dìu, ở xã miền núi Ðại Ðình (Vĩnh Phúc) và ông Trần Yên, ở xã đặc biệt khó khăn Sơn Bình (Lai Châu) và hàng nghìn điển hình nông dân sản xuất giỏi trên khắp mọi miền đất nước đang nỗ lực vươn lên làm giàu từ vùng đất xa xôi nghèo khó.
Từ trước đến nay khi nói đến loại quả thanh long, mọi người đều nghĩ ngay đến một loại cây chỉ được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Bởi lẽ, hầu hết các loại quả thanh long được bày bán ở các chợ trên địa bàn tỉnh đều được nhập từ các tỉnh phía Nam.
Những năm tháng sống trong tình yêu thương của đồng đội và đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã giúp anh thương binh Nguyễn Quang Chiến thêm nghị lực sống. Từ miền quê cát cháy Quảng Trị anh vào Gia Lai lập nghiệp với hai bàn tay trắng^, đến nay anh đã xây dựng thành trang trại VAC liên hoàn, đầy đủ tiện nghi… mỗi năm thu nhập trên 500 triệu đồng.
Anh Trần Văn Đài, sinh năm 1960 ở ấp Hòa Tây xã Định Thành (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đầu tiên đưa cây sen về trồng trên đất lúa vươn lên làm giàu và giúp nhiều người thoát nghèo vươn lên khá giàu từ cây sen.
Gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã trồng xen cỏ trong vườn cây lâu năm để phát triển đàn bò thịt, bò lấy sữa. Mô hình này có ưu điểm là tận dụng được diện tích đất trong vườn cây lâu năm, đồng thời giúp các hộ dân có thêm thu nhập, ổn định đời sống.