Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu và kết hợp chăn nuôi, mà từ một hộ khó khăn, gia đình anh Nông Văn Học (dân tộc Nùng) đã trở thành hộ khá giả của thôn Làng Vàng, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), với nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ phong trào nông dân thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động, sáng tạo, mạnh dạn đầu tư sản xuất vươn lên làm giàu thành công. Ông Trần Minh Sơn, chi Hội trưởng chi Hội thôn 10 xã Phú Long, huyện Nho Quan là một trong những người như thế.
Vất vả khởi nghiệp với trại nuôi dế, có lúc phải đi bán rong để chào mời khách, đến khi thành công, anh Hợi ở Hưng Yên lại tiếp tục chuyển qua nuôi gà quý phi.
Với quyết tâm lập nghiệp ngay trên chính mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Khoa ở xóm Ngư Phong (xã Phúc Thọ, Nghi Lộc - Nghệ An) đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo gần 2 ha đất hoang hóa bên cầu Hói Trại để nuôi tôm gối vụ, nuôi gà. Từ mô hình này, mang lại tổng doanh thu mỗi năm đạt trên 2 tỷ đồng, Khoa trở thành triệu phú trẻ trên vùng đất cát bạc màu…
Khoảng 10 ngày, 8 công đất trồng 450 cây mãng cầu xiêm ghép bình bát (còn gọi là cây mãng cầu rừng) của anh Nguyễn Văn Nghĩa (Bảy Nghĩa), ở ấp 1, xã Phú Vang, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho trái bán được hơn 10 triệu đồng. Trái mãng cầu xiêm bán tại vườn giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Về xã Vĩnh Chân (Hạ Hòa - Phú Thọ) tìm hiểu về phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước quy mô nuôi bò sinh sản của gia đình ông Nguyễn Đình Trọng - khu 8 xã Vĩnh Chân. Dù đã ở tuổi ngoài 60 nhưng ông Trọng vẫn hăng say lao động, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, Đồng Tháp thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.
Dự án “Ngọt hóa Gò Công” giúp cho xã Gia Thuận phát triển các loại cây trồng mà nhiều mô hình chăn nuôi cũng được mở ra, từng bước đưa đời sống bà con nhân dân nơi đây đi vào ổn định.
Trong lúc mọi người trong thôn đổ về các khu trung tâm đông dân cư để mở dịch vụ buôn bán làm giầu, ngược lại ông Trần Quốc Quân thôn 10 xã Trung Môn Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang lại vượt đèo, lội suối lên núi mở trang trại, chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả mỗi năm cho doanh thu từ 350 đến 450 triệu đồng/năm.
Chúng tôi đến thăm Anh Nguyễn Văn Hai thôn Thanh Vân, Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam là hộ nông dân được bình chọn thực hiện tốt việc sữ dụng có hiệu quả nguồn vốn vay từ Dự án chăn nuôi bò sinh sản của Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam.