Năm 1997, ông Trần Đình Dần (sinh năm 1962) ở thôn 14, xã Nam Dong (Chư Jút - Đắk Nông) mở trang trại nuôi gà siêu trứng với số lượng ban đầu là 300 con.
Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sàn xuất – kinh doanh giỏi liên tục được phát động, nó đã trở thành phong trào cách mạng sâu rộng của nông dân trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Nhiều hộ nông dân từ việc phát triển kinh tế hộ nhỏ lẻ đã mạnh dạn đầu tư mở rộng phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng, phong phú với quy mô lớn. Nhờ phong trào này mà nhiều hộ nông dân trong tỉnh vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, ngành nghề, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới… trong đó có hội viên nông dân Bùi Văn Hướng, ấp Tân Thành Mới, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân, Cà Mau.
Những năm qua, do kinh tế khó khăn, nhiều nông dân làm ăn thua lỗ, nhưng cũng có không ít người tìm hướng đi riêng cho mình để phát triển kinh tế gia đình đạt hiệu quả tốt. Ở tỉnh Cà Mau, mô hình sản xuất đa cây, đa con không phải mới, nhưng gia đình ông Đinh Minh Hùng, ngụ ấp 1, xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình đã rất thành công với mô hình này.
Vào một chiều hè oi nồng, đồng chí Trần Đức Sáu, chủ tịch HND xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, dẫn chúng tôi vào thăm trang trại gà của anh Trần Công Lộc, thôn 16 của xã. Đây là 1 trong 6 trang trại chăn nuôi điển hình của nông dân huyện Mỹ Lộc.
Về thôn Đào Xá, xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hỏi thăm anh Vũ Văn Phóng ai cũng biết, bởi anh là một trong những điển hình phát triển kinh tế giỏi ở địa phương. Với tuổi đời còn rất trẻ, vợ chồng anh đã có nguồn thu từ trang trại tổng hợp mỗi năm đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.
Sau những năm tháng trồng rau thuê ở thành phố Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Văn Chiêu, ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) trở về quê hương và áp dụng mô hình trồng rau theo hướng an toàn để phát triển kinh tế gia đình và bước đầu anh đã thành công.
Nhận thấy nhu cầu về một số loại con đặc sản như: lợn rừng, lợn đen bản địa trên địa bàn tăng cao, chị Nguyễn Thị Thu ở xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai) quyết định chuyển hướng sang mô hình này.
Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã Tân Thịnh (TP.Yên Bái - Yên Bái) được bà con hưởng ứng tích cực, qua đó xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, trong đó có gia đình anh Hoàng Văn Tú ở thôn Lương Thịnh 1.
Men theo con đường nhỏ cách khu dân cư thôn Thủy Tú 2, xã Vĩnh Tú khoảng 1km, nơi có Bàu Thủy Ứ -một trong những ưu đãi tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Vĩnh Tú. Phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có của địa phương, người dân nơi đây đầu tư, xây dựng mô hình phát triển kinh tế đa dạng mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình chăn nuôi tổng hợp lợn-ngan-gà-cá của anh Lê Văn Sơn được xem như một điển hình trong hướng đầu tư phát triển kinh tế ấy.
Không chỉ đảm đang với vai trò là một người vợ, một người mẹ, người nữ cựu chiến binh ấy còn khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.