00:00 Số lượt truy cập: 2679044

TP.HCM: Sản xuất hoa, cây kiểng theo hướng nông nghiệp đô thị 

Được đăng : 30/09/2020
TP.HCM đề ra mục tiêu đến năm 2025 phát triển diện tích sản xuất hoa, cây kiểng đạt 2.800 ha, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị.

 hoa162640169


Thực hiện Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn TP giai đoạn 2016 - 2020, đề xuất mục tiêu và giải pháp thực hiện giai đoạn 2021 - 2025. Được xác định là ba trong những sản phẩm chủ lực của thành phố, trong nhiều năm qua, diện tích hoa lan, cây kiểng của thành phố ngày càng được mở rộng. Tính đến nay, diện tích phát triển hoa, cây kiểng trên toàn thành phố ước đạt đạt 2.510 ha, vượt 12% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra (2.250 ha). Giá trị sản xuất hoa kiểng bình quân ước đạt 1 tỷ đồng/ha/năm.

66% hộ trồng hoa lan quy mô từ 5.000 m2 trở lên ứng dụng công ghệ cao, nông nghiệp thông minh, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất nông nghiệp đã từng bước nâng cao hiệu quả rõ rệt về năng xuất cũng như sản lượng, chất lượng của sản phẩm. Việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, robot thông minh, công nghệ sinh học, công nghệ lai tạo giống… và với chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của thành phố đã tạo điều kiện kịp thời để những dòng sản phẩm này phát triển nhanh, cung ứng kịp thơi cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Để đạt được mục tiêu phát triển diện tích sản xuất hoa, cây kiểng đến năm 2025 đạt 2.800 ha, sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, đạt năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đề ra một số giải pháp như: Về quy hoạch vùng sản xuất gắn với quy hoạch bố trí nhóm sản phẩm chủ lực, đảm bảo duy trì diện tích sản xuất hoa, cây kiểng đến năm 2025 là 2.800 ha; Xây dựng vùng sản xuất hoa, cây kiểng tập trung; ứng dụng công nghệ cao trong đó tập trung vào các vùng trọng điểm như huyện Củ Chi và Bình Chánh; Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi phục vụ sản xuất, vận chuyển, kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc thúc đẩy các chương trình hợp tác liên kết chuyển giao khoa học công nghệ, quy trình ứng dụng, phát triển quảng bá thương hiệu gắn với du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường là những việc làm hết sức cần thiết. Quá trình từng bước hình thành các nhóm sản xuất, tổ hợp tác, liên danh liên kết giữa các hộ canh tác, dần chuyển đổi mô hình sản xuất cơ sở từ hộ cá thể sang hình thức liên kết; tăng cường hợp tác từ khâu cung ứng vật tư đầu vào đến sản xuất chế biến, tiêu thụ nông sản, từ đó tạo sức mạnh cạnh tranh, nâng cao giá trị sản phẩm.

Ánh Dương