00:00 Số lượt truy cập: 2676732

Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí thấp và phòng sự giảm nhiệt độ cơ thể ở gia súc 

Được đăng : 03/11/2016

Khi nhiệt độ không khí và các vật thể xung quanh thấp, đặc biệt là khi độ ẩm không khí cao và có gió mạnh gây nên tình trạng rối loạn về điều hòa nhiệt vật lý dẫn đến tăng tỏa nhiệt. Khi mật độ gia súc thưa, lớp mỡ dưới da mỏng, lông thưa, nuôi dưỡng kém cũng góp phần làm tăng sự tỏa nhiệt. Đặc biệt gia súc mới sinh rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. 


Người ta phân tác động của lạnh đến cơ thể gia súc thành 2 giai đoạn:

-Giai đoạn thích nghi tự vệ

-Giai đoạn đè nén

Nếu nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ tới hạn thì sự tỏa nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ tối thích. Trong trường hợp đó, để làm giảm tỏa nhiệt cơ thể phản ứng lại bằng cách: phản ứng co mạch máu ngoài da có khả năng giảm tỏa nhiệt độ da đến 70%, phản ứng đó là phản xạ kích thích bởi lạnh của bộ phận nhận cảm của da đối với sự giảm nhiệt độ bên ngoài. Da của động vật phản ứng mạnh mẽ đối với kích thích lạnh hơn là kích thích nóng. Điều đó giải thích tại sao ở da có một lượng lớn cơ quan nhận cảm tiếp nhận lạnh phân bố trên bề mặt của chúng. Cùng với việc giảm nhiệt độ da và giảm diện tích da (co mình, nép mình lại; chó, mèo thì co như cuộn tròn) thở sâu, mạch đập chậm lại.

Khi phản ứng mao mạch của da và các nhân tố khác nhằm giảm tỏa nhiệt không đủ nữa thì các sản phẩm nhiệt trong cơ thể lại tăng lên. Sinh nhiệt được thể hiện như: sự rùng mình một cách phản xạ ở dạng co cơ, chuyển hóa năng lượng và tăng sức trương hệ cơ. Chính vì vậy mà sự ngon miệng tăng lên, nhu cầu thức ăn và hoạt động của tuyến tiêu hóa tăng.

Như vậy, khi giảm nhiệt độ không khí không lớn lắm, chế độ nuôi dưỡng tốt, loại trừ ẩm ướt và gió lùa thì trao đổi chất và các sản phẩm tăng, giúp gia súc chống lại nhiệt độ thấp.

Tuy vậy, nếu giảm nhiệt độ một cách đáng kể - thấp hơn nhiều so với nhiệt độ tới hạn thì quá trình trao đổi chất tăng (ở đại gia súc 2-3%; lợn 4% khi giảm 1oC) và chi phí thức ăn không cần thiết lên tới 15-50% hoặc cao hơn. Biên độ giao động lớn của nhiệt độ cao đến nhiệt độ thấp ảnh hưởng rất nguy hại đến sức khỏe của gia súc, nhất là gia súc non.

Khi nhiệt độ không khí thấp thì sức chống đỡ tự nhiên giảm: Viêm khí quản, phế quản cũng như các bệnh về  vú, cơ, khớp, thần kinh ngoại biên.

Khi nhiệt độ không khí quá thấp và tác động một cách lâu dài đếm cơ thể dẫn đến nhiệt độ cơ thể giảm thấp so với bình thường, biểu hiện – khó thở, giảm trao đổi chất và nhiệt.

Để bảo vệ gia súc khỏi lạnh cần nuôi gia súc trong các chuồng và nuôi dưỡng hợp lý cũng như tập cho gia súc chống lại nhiệt độ thấp.

Trong chăn nuôi: Gia súc non, nhất là vật sơ sinh nhạy cảm với lạnh nhiều hơn súc vật trưởng thành đến mức ảnh hưởng kéo dài có thể chết được.

* Khả năng điều hòa nhiệt của lợn sơ sinh có hạn, lý do:

- Bề mặt cơ thể lớn so với trọng lượng cơ thể.

- Bộ lông coi như không đáng kể.

- Tổ chức dưới da chưa tạo thành lớp mỡ.

- Sự điều khiển của thần kinh cần thiết cho điều hòa nhiệt chưa phát triển.

Lợn con khi đẻ gặp trời lạnh không tìm vú mẹ, mà lại rúc dưới bụng mẹ để tìm chỗ ẩn náu, do đó nhiều trường hợp (5-15%) lợn con bị giẫm chết. Phần lớn năng lượng dùng vào việc run rẩy và ẩn náu.

* Một số loài vật, đặc biệt là lợn, cừu (bò trong phạm vi ít hơn) có xu thế điều hòa nhiệt chung cho cả đàn. Khi gặp môi trường lạnh quá, chúng quây quần lại với nhau, sống xen xít lại, biểu hiện phản ứng chống lại lạnh mang tính chất quần thể. Tập hợp lại như vậy có tác dụng làm giảm diện tích tỏa nhiệt của cá thể, tiết kiệm nhiệt lượng thoát ra ngoài và giữ được nhiệt độc hung cho cả đàn.

* Bê sơ sinh chịu lạnh tốt hơn lợn con nhiều do:

- Bề mặt cơ thể tương đối nhỏ so với trọng lượng.

- Lớp không khí đệm ở bộ lông là lớp cách nhiệt.

- Sự phân phối máu cho lớp da cũng đặc biệt. Các động mạch có thể truyền máu cho tĩnh mạch.

- Sự điều khiển thần kinh để điều hòa nhiệt phát triển nhanh hơn.

Nói chung trong điều kiện nhiệt độ khống khí thấp sức đề kháng với bệnh tật giảm. Gia súc dễ mặc bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.

* Đối với bò sữa là nhiệt độ lạnh làm giảm năng suất và sản lượng sữa. Mốc chuẩn của nhiệt độ lạnh chỉ thị lượng sữa bắt đầu giảm không giống nhau ở các giống bò. Người ta cho rằng: Giống cho sản lượng cao hình như bị nhiệt độ lạnh tác động nhiều hơn giống cho sản lượng sữa thấp./.