00:00 Số lượt truy cập: 2668357

Bệnh động dục liên tục ở gia súc cái 

Được đăng : 03/11/2016

Bệnh thường gặp ở bò, ít gặp ở lợn, đôi khi gặp ở ngựa và chó.


1. Nguyên nhân:

Do sự rối loạn chức năng của tuyến yên (có thể bị sưng), do các nguyên nhân sau:

- Thức ăn kém phẩm chất.

- Kém vận động.

- Khí hậu thay đổi đột ngột.

- Kỹ thuật dẫn tinh không tốt.

2. Cơ chế:

- FSH cùng LH làm cho noãn bào chín và rụng trứng. Trường hợp mắc bệnh có thể do tuyến yên bị sưng do vậy lượng Oestrogen tăng cao trong máu làm cho chu kỳ động dục ngắn lại, con vật động dục liên tục.

- Bình thường trong một chu kỳ động dục hàm lượng Oestrogen trong máu ở mức độ nhất định, nó tác động đến tuyến yên không tiết FSH nữa (FSH/LH=1/3 trứng rụng). Trường hợp bị bệnh, FSH luôn luôn lớn hơn LH làm trứng không rụng (bao noãn không vỡ), hàm lượng Oestrogen tăng cao trong máu, con vật động dục liên tục.

3. Triệu chứng và chẩn đoán :

Con vật động dục liên tục 4-5 ngày 1 lần. Bò kêu liên tục, nhảy lên con khác, đuôi cong lên, cơ hậu môn giãn ra.

- Nếu khám qua trực tràng, kiểm tra buồng trứng có chai noãn, không có thể vàng.

- Đối với bò sữa, sản lượng giảm, con vật ăn uống thất thường.

- Thụ tinh không có kết quả.

- Quan sát thấy con vật động dục liên tục.

- Khám buồng trứng thấy bao noãn.

4. Tiên lượng:

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời tiên lượng tốt, nếu không tiên lượng xấu.

5. Điều trị:

- Tiêm gonadotropin 5000-10000UI trong 48 giờ, tiêm bắp.

- Phương pháp cơ giới phá bao noãn:

Vệ sinh phần sau của con vật, tay người can thiệp. Đưa tay qua trực tràng tìm đến buồng trứng, tìm bao noãn, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp vỡ bao noãn làm cho trứng thải ra ngoài. Nếu chai dày khó phá phải xoa bóp 4-5 ngày, sau đó phá. Sau 8-9 ngày, bò động dục lại. Nếu không động dục phải kiểm tra, nếu còn phải tiếp tục phá.

6. Phòng bệnh:

- Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

- Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị kịp thời.

- Dẫn tinh kịp thời, không để nhỡ nhiều chu kỳ sẽ gây rối loạn nội tiết.