00:00 Số lượt truy cập: 3227606

Bệnh cảm nóng, cảm nắng ở gia súc 

Được đăng : 03/11/2016

1.Nguyên nhân


Bệnh cảm nắng thường xảy ra khi con vật làm việc hoặcđi quãng đường dài dưới ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu và kết hợp với một số yếu tố khác như:

-Do con vật quá béo hay quá gầy không phải lao động thường xuyên nên khi gặp thời tiết khí hậu nóng ẩm, mồ hôi không thoát ra ngoài được, quá trình điều tiết thân nhiệt bị trở ngại gây nên bệnh.

-Do mật độ chuồng nuôi quá đông, quá chật chội, chuồng kín gió, ẩm thấp, không hợp vệ sinh hoặc do vận chuyển vật nuôi đi xa trong toa tàu xe kín  ngột ngạt.

-Do thời tiết nóng ẩm kết hợp với nguyên nhân trên làm cho mồ hôi trong cơ thể vật nuôi không thoát ra được, lượng axit trong máu tăng nhanh, thần kinh vật nuôi bị trúng độc.

1.Triệu chứng

Con vật thở nhanh, mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể tăng cao 40-41oC. Sau đó con vật đột ngột choáng váng, đi loạng choạng bởi vì lúc này mồ hôi không thoát được ra ngoài, chức năng điều tiết thân nhiệt tạm ngừng hoạt động, lượng axit trong máu tăng nhanh. Con vật thở lúc nhanh, lúc chậm, có hiện tượng thở giật. Tim đập nhanh có khi bị loạn nhịp.

Trường hợp nhiệt độ cơ thể đột ngột lên cao 43oC hoặc hơn nữa con vật sẽ chết. Con vật bị cảm nặng mệt mỏi, nằm vật vã, tĩnh mạch cổ căng to, niêm mạc mắt đỏ. Bệnh tiến triển chỉ sau vài giờ thì lượng axit trong máu đã tăng đủ để gây trúng độc thần kinh. Nếu không can thiệt kịp thời con vật sẽ chết.

2.Phòng và trị bệnh

+ Điều trị

Nhanh chóng đưa con vật vào chỗ thoáng mát. Tìm cách hạ nhiệt độ cho con vật càng nhanh càng tốt như thụt nước lạnh vào hậu môn, đắp nước lạnh lên đầu để hạ nhiệt độ ở não.

-Nếu mạch máu cổ của con vật bị căng to hoặc mắt quá đỏ thì trích bớt máu để làm giảm lượng máu về tim và tránh sung huyết phổi.

-Nếu con vật ra quá nhiều mồ hôi thì phải tiêm nước sinh lý mặn ngọt hoặc cho uống nước muối.

-Cho con vật nghỉ ngơi và tiêm cafein.

+ Phòng bệnh

-Tránh bắt vật nuôi làm việc lâu ngoài trời nắng, nóng ẩm.

-Phải giữ vệ sinh và cho con vật uống nước đầy đủ.

-Rèn luyện cho vật nuôi sức chịu đựng được nắng nóng để có thể thích nghi được khi thời tiết thay đổi.

3.Một số bài thuốc nam chữa cảm nóng

Bài 1:

Rễ sắn dây (cát căn) hay bột sắn dây: 100g

Nước sạch: 300ml

Hòa tan cho hết. Cho lợn uống thay nước, sau đó khoảng 1 giờ cho uống tiếp.

Có thể cho uống bột sắn ta đều được.

Bài 2:

Lá tía tô 50g

Lá kinh giới 50g

Cỏ mần trầu 50g

Nước sạch 300nl

Đun sôi,cô đặc, chắt lấy 100ml cho lợn uống làm 2-3 lần trong ngày.

Bài 3:

Rau diếp cá 100g

Rau má 100g

Rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm 200ml khuấy đều,vắt lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày./.