00:00 Số lượt truy cập: 3227310

Bệnh cầu trùng ở thỏ 

Được đăng : 03/11/2016
Đây là bệnh ký sinh trùng đường ruột phổ biến trong điều kiện chăn nuôi và vệ sinh kém. từ lúc thỏ tập ăn đã bắt đầu cảm nhiễm cầu trùng. Sau cai sữa, nếu nhốt thỏ chật chội, chuồng nuôi ẩm thấp, tối tăm, ngột ngạt, đặc biệt là thỏ đói, thiếu dinh dưỡng thì sức đề kháng của cơ thể giảm sút là bệnh cầu trùng phát sinh. Cầu trùng phá huỷ đường ruột và tiết độc tố làm thỏ gầy yếu, nhiễm độc và chết, có khi chết hàng loạt vào lúc 2-3 tháng tuổi.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng là thỏ xù lông, kém ăn, gầy dần, đôi khi ỉa chảy, phân thấm máu, trước khi thỏ chết thường thấy thỏ quay vòng giãy dụa. Cần phòng bệnh thật tốt từ khi thỏ còn bú mẹ với một số bịên pháp như sau: + Đáy lồng chuồng phải có lỗ, rãnh thoát được phân dễ dàng, hàng ngày phải quyét dọn đáy lồng chuồng, rửa máng ăn, máng uống, không để thức ăn thô trực tiếp xuống đáy lồng. + Thức ăn các loại phải sạch sẽ, không bị ôi mốc, biến chất. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu càu của từng thời kỳ, đặc biệt là nhu cầu vitamin, khoáng, muối. + Sau khi cai sữa cần dùng các loại Sulfamid, Sulffaquinoxalin, Sulffathiazol, Sulfadimethoxin trộn với thức ăn tinh với liều 0,1-0,2g/kg thể trọng, ăn trong 7 ngày liền, nghỉ 5 ngày lại ăn tiếp 7 ngày nữa. Nếu trong đàn có một số con chết vì bệnh cầu trùng thì cần cho uống thuốc như trên với liều gấp đôi để điều trị.