Khí quản xuất huyết, nhiều dịch nhày Bệnh tích chân gà bị xuất huyết
3. Chẩn đoán bệnh
- Dựa vào biểu hiện lâm sàng: bệnh xảy ra đột ngột, lây lan rất nhanh, gia cầm sốt, thở khó, ho, chảy nước mắt, nước dãi, xuất huyết ở vùng da không có lông… tỷ lệ chết cao.
- Chẩn đoán phòng thí nghiệm: phân lập virus gây bệnh, kiểm tra huyết thanh gia cầm mắc bệnh.
4. Biện pháp phòng bệnh
- Thực hiện biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm gồm:
+ Cách ly triệt để: Không nuôi nhiều loại gia cầm và nuôi cùng các vật nuôi khác trong một trại, mua gống từ nơi an toàn, khi nhập đàn mới phải nuôi cách ly với đàn cũ ít nhất 2 tuần để theo dõi dịch bệnh. Khu chăn nuôi nên cách biệt với bên ngoài (có tường bao, hố sát trùng…)
+ Kiểm soát chặt chẽ vận chuyển động vật, sự đi lại của con người, phương tiện vận chuyển, dụng cụ vào trại hoặc qua trại chăn nuôi.
+ Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng trước khi vào khu vực chăn nuôi. Dụng cụ, phương tiện vận chuyển, máng ăn, máng uống phải được vệ sinh thường xuyên. Thức ăn, nước uống đảm bảo sạch, không nhiễm mầm bệnh. Sau mỗi lần xuất chuồng phải thu gom chất độn chuồng để ủ. Quét dọn và khử trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng một trong các loại hoá chất: Chloramin, Benkocid, iodine…
- Phòng bệnh bằng vắc xin: hiện nay virus cúm gia cầm đã thay đổi ở nhiều địa phương (miền Bắc và miền Trung) nên để có hiệu quả khi phòng bệnh bằng vắc xin, phải theo hướng dẫn của cơ quan thú y chuyên trách.
- Khi nghi gia cầm bị bệnh cúm, tuyệt đối không điều trị, vì:
+ Bệnh cúm gia cầm không có thuốc điều trị đặc hiệu.
+ Gây tốn kém thêm về kinh tế.
+ Tăng nguy cơ dịch lây lan và dễ lây truyền sang người.
Phải tiêu huỷ gia cầm trong vùng dịch: không bán chạy, không vứt xác gia cầm chết ra ao, hồ, kênh, rạch, ruộng, vườn.
Phương pháp tiêu huỷ:
+ Chôn gia cầm trong hố sâu 2,5 – 3 mét, phun thuốc sát trùng hoặc đổ vôi bột lên mặt và lấp đất dày 1 – 1,5 mét, nện chặt.
+ Đốt gia cầm: Đốt dưới hố bằng củi, than, xăng, dầu, sau đó lấp đất, nện chặt.
Thực hiện tẩy uế, sát trùng tiêu độc toàn bộ chuồng trại, phương tiện và dụng cụ chăn nuôi.
Để trống chuồng ít nhất 1 tháng trước khi nuôi trở lại.