00:00 Số lượt truy cập: 2679174

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn 

Được đăng : 03/11/2016
Bệnh nguyên là nhóm cầu khuẩn Streptococci gây bệnh hầu hết ở các loài vật và người với các thể viêm khớp, viêm vú, ỉa chảy, viêm nội tâm mạc.

Ở lợn, ngoài các thể bệnh ở đường sinh sản, đường hô hấp, viêm hạch dưới hàm, thể đặc biệt quan tâm là thể nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp do Streptococcus suis trong các trại lợn chăn nuôi tập trung có mật độ cao. Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân là lúc điều kiện chăn nuôi bất lợi cho lợn và thuận lợi cho sự phát triển của các loài cầu khuẩn. Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh cũng xảy ra phổ biến ở lợn nuôi tập trung và gia đình. Gần đây trong các ổ dịch rối loạn sinh sản và hô hấp (bệnh tai xanh) Streptococcus suis đã gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi kế phát, làm cho bệnh trở nên trầm trọng và lợn chết với tỷ lệ cao ở đồng bằng sông Hồng.

1. Nguyên nhânbệnh

Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra. Vi khuẩn Gram dương, hình tròn, đường kính nhỏ hơn 1m. Vi khuẩn thường đứng từng đôi hoặc chuỗi dài, trong môi trường nuôi cấy không sinh hơi. Môi trường nuôi cấy thích hợp nhất là thạch máu, tạo hai dạng dung huyết: Dung huyết dạng ba.

Dạng b dung huyết hoàn toàn, dạng adung huyết không hoàn toàn.

Lợn khoẻ mạnh có thể tiến triển viêm màng não sau vài tháng mang khuẩn ở Amidal mà không có dấu hiệu ốm. Việc nhập các lợn khoẻ mạnh mang mầm bệnh vào những đàn không mắc bệnh thường dẫn tới hậu quả là xuất hiện bệnh ở lợn cai sữa. Lợn cái hậu bị mang mầm bệnh sẽ gieo rắc mầm bệnh cho đàn lợn con của chúng. Streptococcus suisnhiễm vào lợn ở tất cả các lứa tuổi, nhưng hầu hết các ca xảy ra ở giữa 3 và 12 tuần tuổi.

Cách lây truyền Streptococcus suis giữa các đàn qua việc nhập lợn mang mầm bệnh. Ruồi cũng vận chuyển vi khuẩn. Streptococcus suis sống trong ruồi ít nhất 5 ngày.

2. Bệnh lý và lâm sàng

Mặc dù lợn có thể mắc bệnh từ lúc sinh đến khi trưởng thành, song bệnh thường xảy ra ở lợn con vừa cai sữa. Hiện tượng viêm não thấy ở lợn sau cai sữa, có thể chiếm 1 - 5% đàn. Viêm màng não xuất hiện ở dạng chết bất ngờ hoặc co giật rồi chết ở lợn trong 3 tuần đầu cai sữa. Thường những lợn trông to, khoẻ bị chết không có dấu hiệu lâm sàng nào của bệnh. Tuy nhiên lợn bị viêm màng não do Streptococcus suis thường tiến triển: ăn kém, da đỏ, sốt cao, mất thăng bằng, khập khễnh, liệt, giật chân như chèo thuyền, lắc lư.

Nhiễm trùng máu do Streptococcus suis ở lợn con mới sinh gây "Hội chứng ủ rũ". Những lợn này lúc mới sinh khoẻ mạnh nhưng thỉnh thoảng ngừng bú, sờ vào thấy lạnh và 12- 24 giờ sau khi sinh sẽ chết.

Ở đàn giống, lợn nhiễm Streptococcus suis thường thấy giảm tỷ lệ đẻ từ 85% xuống 70%; trong giai đoạn 3 tháng đã phân lập được Streptococcus suis từ phôi thai chết lưu cũng như từ tử cung lợn nái bị nhiễm bệnh. Viêm phổi do Streptococcus suis thường ở lợn 4 tuần tuổi, song cũng xảy ra ở lợn vỗ béo. Vi khuẩn Streptococcus thường phối hợp với các vi khuẩn khác như: Pasteurella multocida, Actinobacillus pleuropneumoniae hoặc các virút gây bệnh.

3. Chẩn đoánbệnh

- Chẩn đoán lâm sàng

Các dấu hiệu lâm sàng và phát hiện khi mổ khám rất có ích nhưng không đặc trưng. Một trong những cách tốt nhất để đạt được chẩn đoán xác định là nuôi cấy tổ chức não của lợn ốm hoặc chết. Phản ứng về độ mẫn cảm kháng khuẩn trên vi khuẩn phân lập được chỉ ra cách điều trị hiệu lực nhất.

- Chẩn đoán vi sinh vật: nuôi cấy bệnh phẩm lấy từ lợn bệnh để phân lập và xác định vi khuẩn gây bệnh.

- Chẩn đoán miễn dịch: dùng phương pháp huỳnh quang gián tiếp (IFAT) để chẩn đoán bệnh.

4. Điều trịbệnh

Nguyên tắc điều trị

Lợn bị nhiễm bệnh được điều trị bằng tiêm kháng sinh Penicillin hoặc các kháng sinh đặc hiệu khác và được chăm sóc cẩn thận. Điều trị sớm phòng được thiệt hại và có thể hồi phục hoàn toàn. Nếu lợn bị co giật có thể dùng thuốc an thần. Lợn bị ốm cần được cách ly ngay. Nước và các chất điện giải được tiếp qua miệng hoặc trực tràng. Tiếp dịch cho lợn bệnh với tỷ lệ 12ml/kg thể trọng.

Điều trị theo 1 trong 4 phác đồ sau:

Phác đồ 1:

- Thuốc điều trị: Kanamycin dùng liều 20mg/kg thể trọng phối hợp với Ampicillin với liều 30mg/kg thể trọng. Thuốc tiêm bắp cho lợn liên tục trong 3 - 4 ngày.

- Thuốc trợ lực và trợ tim mạch: Tiêm cafein, vitamin B1, vitamin C; Cho lợn uống dung dịch Oresol hoặc dung dịch điện giải theo hướng dẫn sử dụng.

- Hộ lý: Cách ly lợn ốm để điều trị: giữ chuồng khô sạch, kín ấm trong mùa đông, nuôi dưỡng tốt lợn bệnh.

Phác đồ 2:

- Thuốc điều trị: Gentamycin với liều 4đv/kg thể trọng phối hợp với Sulfathiazol với liều 30mg/kg thể trọng. Thuốc tiêm trong 3 - 4 ngày.

- Thuốc trợ sức, trợ lực, như Phác đồ 1.

- Hộ lý: như Phác đồ 1.

Phác đồ 3:

- Thuốc điều trị: Hanceft (RTD Septicus, Navet-cel): 1ml /12-15kg thể trọng/ngày; tiêm 3 ngày vào bắp thịt.

- Thuốc trợ sức: như Phác đồ 1.

- Hộ lý: như Phác đồ 1.

Phác đồ 4:

- Thuốc điều trị: Cephaflexin: 30mg/kg thể trọng/ ngày. Tiêm 3 - 4 ngày.

- Thuốc trợ sức: như Phác đồ 1.

- Hộ lý: như Phác đồ 1.

5. Phòng bệnh

- Thay đổi chế độ chăm sóc, hạn chế tối đa các tác nhân stress: quá đông, ít thoáng, gió lùa, xáo trộn và di chuyển lợn.

- Biện pháp phòng bệnh thực tế gồm việc sử dụng Autovacxin chống Streptococcus suistrong đàn với cả trại lợn bệnh viêm màng não và rối loạn sinh sản. Việc sử dụng Autovacxin tỏ rõ có hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng vắcxin chết miễn dịch kém. Miễn dịch bền vững được tạo ra nếu lợn được tiêm vắcxin nhược độc.