00:00 Số lượt truy cập: 2637774

Bệnh tụ huyết trùng ngựa 

Được đăng : 03/11/2016
Bệnh tụ huyết trùng ngựa là một bệnh truyền nhiễm thường từ trâu bò lây sang ngựa mà nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn tụ huyết trùng, xảy ra ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc vào các tháng nóng ẩm từ mùa hè đến mùa thu. Bệnh tiến triển nhanh và nặng, làm cho ngựa chết với tỷ lệ cao.





Nguyên nhân:



Bệnh gây ra do vi khuẩn tụ huyết trùng và cũng gây bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò, lợn.



Vi khuẩn tồn tại trong môi trường tự nhiên từ 1-4 tuần lễ, từ môi trường tự nhiên lây nhiễm sang ngựa qua thức ăn và nước uống.



Triệu chứng



Thời gian ủ bệnh: từ 2-4 ngày.



Ngựa bệnh thể hiện các triệu chứng sau: sốt cao từ 40-42°c liên tục trong 2-3 ngày, chảy nước mắt, nước mũi liên tục, hầu bị sưng, thở nhanh và thở khó tăng dần, ăn ít hoặc bỏ ăn, đầu cúi thấp và mắt đỏ ngầu, lờ đờ. Các trường hợp bệnh nặng, ngựa nằm bệt, không đứng dậy được.



Ngựa có thể bị chết sau 2-6 ngày , nếu không được phát hiện sớm và điều trị. Có trường hợp ngựa bị chết đột ngột mà không thể hiện các triệu chứng của bệnh chỉ sau 1 ngày.



Bệnh tích



Mổ khám ngựa chết, thấy các phủ tạng như: phổi, gan,lá lách, thận, các hạch lâm ba đều bị sưng và tụ máu màu đỏ sẫm. Đặc biệt màng bao tim có màu vàng.



Cách lây lan



Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá do ngựa nuốt phải vi khuẩn có trong thức ăn và nước uống. Ngựa có thể bị lây bệnh khi được nhốt chung chuồng với trâu bò hoặc ngựa bị bệnh tụ huyết trùng.



Bệnh thường lây nhiễm từ trâu bò bệnh sang ngựa.



Phát hiện bệnh



Các dấu hiệu lâm sàngiúp cho việc phát hiện bệnh như: đột ngột sốt cao, khó thở,hầu bị sưng to, chết nhanh, mỗ khám ngựa chết: các phủ tạng đều bị sưng và tụ máu đỏ.



Phòng chuẩn đoán thú y tỉnh sẽ giúp cho địa phương xác định vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, nếu địa phương báo cáo và gửi bệnh phẩm đến.



Điều trị



Thuốc điều trị: Dùng phối hợp Streptomycin theo liều 30 mg/kg thể trọng ngựa và Tiamulin với liều 0,1ml cho 10kg thể trọng ngựa. Dùng thuốc liên tục 6-7 ngày, sau đó nghỉ. Nếu ngựa còn ho và thở khó thì sau 6 ngày dung thuốc đợt 2 giống như đợt đầu.



Dùng thuốc làm giảm các cơn ho và khó thở: tiêm Êphêdrin cho ngựa với 5-8ml/ngày (mỗi ống thuốc có 1ml).



Dùng thuốc trợ sức: tiêm cafêin hoặc long não nước, vitamin C, vitamin B1, truyền dung dịch sinh lý mặn (90/00) và sinh lý ngọt 5% theo liều 1.000 ml/kg thể trọng ngựa/ngày.



Cải thiện điều kiện sống cho ngựa: che kính ẩm chuồng ngựa khi thời tiết lạnh, nuôi dưỡng và chăm sóc tốt ngựa bệnh, thực hiện vệ sinh chuồng trại.



Phòng bệnh



Phát hiện sớm ngựa bệnh, cách ly, điều trị kịp thời cho đến khi khỏi bệnh.



Đảm bảo chuồng ngựa kímh ấm vào mùa đông thoáng mát vào mùa hè.



Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt ngựa để nâng cao sức đề kháng với bệnh.