00:00 Số lượt truy cập: 3227343

Cây trồng biến đổi gen 

Được đăng : 03/11/2016

2013 là năm thứ 18 cây trồng biến đổi gen được trồng trên quy mô lớn và diện tích trên 170 triệu ha, tăng gấp 100 lần so với năm 1996 khi diện tích và quy mô chỉ ở 1,7 triệu ha. Hiện nay, trong tổng số 28 quốc gia trồng cây biến đổi gen thì 52% diện tích là ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Paraguay, Pakistan, Myanmar... với tốc độ tăng trưởng diện tích hàng năm khoảng 11%.


Việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen trong sản xuất cây lương thực không chỉ là công cụ phát hiện và chẩn đoán sớm sâu bệnh để giảm thiệt hại mà còn giúp cải thiện, nâng cao năng suất thông qua việc tăng tính chịu nhiệt, chịu hạn, chịu mặn cũng như giảm phụ thuộc vào nhiệt độ để kích thích quá trình ra hoa hoặc nảy mầm và phát triển. Các giống cây trồng biến đổi gen còn chịu được khả năng gieo trồng trong những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết cũng như giải quyết những nhu cầu về lương thực của nhân loại.

Về việc sử dụng giống cây trồng BĐG trên thế giới hiện nay có hai loại ý kiến khác nhau. Một bên, ủng hộ giống cây trồng BĐG vì nhận thấy đây là tiến bộ khoa học hiện đại giúp gia tăng sản lượng cây trồng mà phương pháp tạo chọn giống cây trồng truyền thống không đáp ứng được. Ngược lại, bên phản đối cho rng cây trồng BĐG có nguy cơ đem lại những hậu quả tiêu cực đối với sức khe con người, động vật và đa dạng sinh học. Sự tranh luận về cây trồng BĐG nói riêng hay sinh vật BĐG nói chung đã tồn tại nhiều năm trên thế giới và còn kéo dài, và cũng chưa thể biết khi nào chấm dứt, hầu như ở nưc nào cũng có ý kiến khác nhau: ủng hộ và phản đối.

Cây trồng biến đổi gen là gì?

Cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop - GMC) là những cây mà vật liệu di truyền của chúng được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người nhờ những công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gene. GMC đã xuất hiện cách đây hai thập kỷ.

Cây chuyển gen được tạo ra như thế nào?

Cây chuyển gen được tạo ra thông qua một quá trình được gọi là kỹ thuật di truyền. Các gen quan tâm được chuyển từ cá thể này sang cá thể khác. Hiện có hai phương pháp chính để chuyển một gen vào bộ gen thực vật.

Phương pháp thứ nhất cần dùng một dụng cụ có tên là "súng bắn gen". Gen chuyển được bao bọc ra ngoài những hạt kim loại vô cùng nhỏ, những hạt này sau đó được đưa vào tế bào thực vật theo phương pháp lí học. Một vài gen có thể bị thải loại và không gắn vào bộ gen của cây được biến nạp. Phương pháp thứ hai là sử dụng một loại vi khuẩn để đưa gen mong muốn vào bộ gen của thực vật.

Có 4 loại cây trồng biến đổi gen được thương mại hóa mạnh nhất. Đó là:

-  Đậu Nành kháng thuốc trừ cỏ

- Bắp kháng thuốc trừ cỏ và kháng sâu

- Bông kháng thuốc trừ cỏ và kháng sâu

- Cải Dầu kháng thuốc trừ cỏ

Ngoài 4 cây trồng biến đổi gen chính đã được thương mại hóa rộng rãi nói trên, còn có hàng loạt các cây trồng biến đổi gen khác như: Khoai Tây, Cà Chua, Bí Đỏ, Đu Đủ, Thuốc Lá, Lúa,… chứa các gen biến nạp khác như: kháng nấm, kháng virus, chín chậm,… mới hoặc sắp được thương mại hóa hoặc vẫn còn trong phạm vi thử nghiệm.

Những lợi ích tiềm tàng của cây chuyển gen là gì?

Đối với Việt Nam, các thành tựu trong lĩnh vực này còn khiêm tốn so với trong khu vực và thế giới. Gần đây nhất, Việt Nam thành công trong chuyển nạp gen giầu vitamin A vào các giống indica. Ở các nước phát triển việc ứng dụng cây chuyển gen đã có những lợi ích rõ rệt. Bao gồm:

·Tăng sản lượng

·Giảm chi phí sản xuất

·Tăng lợi nhuận nông nghiệp

·Cải thiện môi trường

Những cây chuyển gen thế hệ thứ nhất đã làm giảm chi phí sản xuất. Ngày nay, các nhà khoa học đang hướng dẫn tạo ra những cây chuyển gen thế hệ thứ hai có đặc điểm tăng giá trị dinh dưỡng hoặc có những tính trạng thích hợp cho công nghiệp chế biến.

Lợi ích của những cây trồng này hướng trực tiếp hơn vào người tiêu dùng.

Một số ví dụ như:

·Lúa gạo giầu vitamin A và  sắt

·Khoai tây tăng hàm lượng tinh bột

·Vacxin ăn được ở  ngô và khoai tây

·Những giống ngô có thể trồng được trong điều kiện nghèo dinh dưỡng

·Dầu ăn có lợi cho sức khoẻ hơn từ đậu nành và cải dầu

Tại Việt Nam, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ chỉ mới cho phép khảo nghiệm 3 loại cây trồng BĐG là ngô, đậu tương và bông vải (ba loại cây mà thế giới đang trồng nhiều nhất). Thực hiện chđạo này, từ năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới bắt đầu thực hiện khảo nghiệm 7 giống ngô BĐG, trong đó 3 giống của công ty TNHH Syngenta, 3 giống của công ty TNHH Dekalb Việt Nam (công ty Monsanto) và 1 giống của công ty Pioneer Hibred Việt Nam.

Việc khảo nghiệm được thực hiện theo các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam, đồng thời đảm bảo các yêu cầu chung của quốc tế về khảo nghiệm đánh giá rủi ro cây trồng BĐG. Đơn vị chủ trì khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật là những cơ quan nghiên cứu triển khai có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sinh học, các đơn vị này thực hiện nhiệm vụ khảo nghiệm độc lập, dưới sự giám sát và kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Trồng trọt, Hội đồng an toàn sinh học) Cục Bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước của địa phương nơi khảo nghiệm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường)./.