* Cho rừng mới trồng
Cần tưới nước 3 tuần sau khi trồng (trừ ngày mưa), cứ cách một ngày tưới một lần, mỗi lần tưới 10 lít nước cho một gốc. Về sau những nơi có điều kiện thì tưới 1 tuần một lần vào trước mùa mưa và sau mùa mưa để kéo dài mùa ra măng. Cấm thả trâu bò vào rừng điềm trúc và lập đai phòng cháy xung quanh khu trồng tre. Nếu trồng với diện tích lớn 20 ha trở lên thì có thể lập đai phòng cháy bằng cách chia ô 5 ha một tốt nhất là làm đai xanh, nếu chưa trồng đai xanh thì làm đai trắng theo quy định của phòng chống cháy rừng.
Chăm sóc năm đầu: Làm cỏ, xới đất vun gốc 2 lần vào các tháng 6-7 và tháng 9-10, bón thúc phân ure mỗi gốc 0,1-0,2kg vào tháng 9.
Chăm sóc năm thứ 2: Bón phân 3 lần, mỗi lần bón phân kết hợp làm cỏ xới đất xung quanh gốc. Bón lần một vào tháng giêng với liều lượng 10kg phân chuồng hoai và 3-4 kg trấu, trộn đều bón cho 1 gốc.
Bón lần thứ 2 vào tháng 4 với liều lượng 10kg phân chuồng hoai và 0,5-1 kg phân lân vi sinh Sông Gianh cho một gốc.
Bón lần thứ 3 vào tháng 9 với liều lượng là 10kg phân chuồng và 0,5 – 1 kg phân lân vi sinh.
Bón phân hóa học NPK theo tỷ lệ 2N:1P:1K, 2 lần với liều lượng mỗi lần 0,5kg cho một gốc, bón vào tháng 5 và 7. Phân chuồng, phân lân vi sinh bón quanh gốc cây, phân hóa học bón theo rạch hoặc theo hố nhỏ quanh khóm tre.
* Chăm sóc rừng măng điềm trúc trưởng thành
Hàng năm cần đào đất để lộ gốc tre vào thàng 12 hoặc tháng giêng, đào để lộ gốc tối thiểu 1 tháng. Khi bới đất ở gốc đồng thời cắt bỏ rễ tre để nó khỏi kết thành chùm. Bới đất lộ gốc là biện pháp nhất thiết phải làm hàng năm để có năng suất cao. Bên cạnh đó cần bón phân với liều lượng và thời gian như đối với bón phân cho năm thứ 2.
Bài cây, tỉa cành, đánh gốc già cũng là biện pháp bắt buộc. Cần chặt bỏ cây 3 tuổi để tập trung dinh dưỡng nuôi măng đồng thời làm cho rừng thông thoáng. Róc bỏ tất cả cành nhành ở dưới gốc cho đến độ cao 1,2m để dễ chăm sóc, thuận tiện cho thu hoạch măng và làm cho rừng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại. Róc cành vào mùa xuân (tháng 3), dùng doa sắc róc từ dưới lên sát thân cây, sao cho vết cắt không chạm vào vỏ thân cây tre, còn chừa mấu cành (gốc cành) 1-2cm.
Đào bỏ gốc cây 4 tuổi và các gốc măng cũ 3 tuổi, giúp rừng tái sinh mạnh mẽ và tạo thêm khoảng trống trong đất. Theo tài liệu nước ngoiaf, việc đào bỏ gốc cây 4 tuổi và gốc măng 3 tuổi làm tăng thêm 10% diện tcsih khóm tre, accs măng sau mọc lên thuận lợi và thu hoạch măng cũng dễ dàng. Việc chặt bỏ cây 3 tuổi và đào gốc cây 4 tuổi được thực hiện vào tháng 12 kết hợp với việc bớt đất để lộ gốc tre.
Ở rừng trưởng thành mỗi khóm giữ lại 12-15 cây, tỷ lệ cây 1-2 tuổi là 50-60% (6-9 cây). Hàng năm giữ lại 4-5 măng để nuôi thành tre. Nên chọn những măng mập, to khỏe, cây măng phân bố đều trong búi. Để măng nuôi cây vào tháng 8-9 là tốt nhất, các tháng khác đều cắt hết để dùng.
Chú ý phòng trừ sâu bệnh hại và động vật phá hoại. Biện pháp phòng tốt nhất là chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật như đã nói ử trên. Nếu rừng tre quá dày, không thoáng khí thì có thể phạt bỏ ngọn tre. Dùng câu liêm phạt bỏ phần cong xuống của ngọn tre làm cho rừng thông thoáng lại, đỡ tốn dinh dưỡng không cần thiết. Bọ nẹt ăn hại lá tre thường xuất hiện ở Điềm trúc, có thể dùng Ofatox hoặc Dipterex để trừ. Cần đề phòng các động vật phá hoại măng tre như chuột, dúi, lợn và trâu bò. Nếu có chuột dúi cần đánh bả hoặc bẫy. Cấm thả lợn, trâu bò trong rừng trồng./.