00:00 Số lượt truy cập: 2677083

Chẩn đoán bệnh lở mồm long móng 

Được đăng : 03/11/2016

1. Dịch tễ học

- Động vật cảm nhiễm

Động vật cảm nhiễm với virút lở mồm long móng là trâu, bò rồi đến lợn, cừu, dê và các động vật móng guốc chẵn khác. Tỷ lệ chết đối với động vật trưởng thành không cao, chiếm 1-5%, nhưng đối với động vật non chiếm tới 50 - 70%. Virút cũng mẫn cảm với động vật hoang dã thuộc bộ móng guốc chẵn như: lợn, nai, bò rừng, hoẵng, v.v.. Những động vật hoang dã ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ rất có ý nghĩa trong việc lây truyền bệnh. Động vật thí nghiệm cảm nhiễm là: chuột lang, chuột bạch và thỏ.


- Tính chất gây bệnh

Đường xâm nhập tự nhiên của virút vào trâu, bò là niêm mạc đường hô hấp trên và bắt đầu sinh sản ở niêm mạc xoang mũi. Đối với lợn đường xâm nhập chính của virút là qua miệng, sau đó phát triển ở tuyến hạch nhân và hạch trung gian đầu, cổ. Từ nơi cảm nhiễm đầu tiên, virút xâm nhập rất nhanh vào hệ thống lâm ba và máu. Từ đó virút được bài xuất ra nước tiểu và sữa. Virút từ máu đến các tổ chức mẫn cảm, phát triển nhân lên lần thứ hai làm tăng độc lực và tạo ra những triệu chứng lâm sàng đầu tiên như: sốt cao, mọc mụn ở niêm mạc trong xoang miệng, lợi, mũi, vú và da xung quanh móng. Sau bốn ngày có những triệu chứng đầu tiên, cơ thể bắt đầu sản sinh kháng thể đặc hiệu. Kết thúc giai đoạn phát triển mụn, con vật hạ sốt, dần dần lành bệnh, nhanh chóng trở lại bình thường nhưng virút còn tiếp tục thải ra môi trường sau khi lợn khỏi bệnh từ 1-2 tháng và trâu, bò khỏi bệnh từ 2-6 tháng sau.

2. Chẩn đoán bệnh

Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích của con vật mắc bệnh, đặc biệt là căn cứ vào loài vật cảm nhiễm để phân biệt các bệnh sau đây.

 

Bệnh

Virus

Động vật cảm nhiễm

Động vật thí nghiệm

Lợn

Cừu

Ngựa

Chuột lang

chuột bạch

Thỏ

Lở mồm long móng

Aphtho virút

+

+

+

+

-

+

+

+

Viêm mụn nước ở miệng

Rhabdo virút

+

+

+

+

+

+

+

+

Bệnh mụn nước của lợn

Entero virút

-

+

-

-

-

-

+

-

- Chẩn đoán phòng thí nghiệm:

Bệnh phẩm lấy để chẩn đoán là các mụn ở dưới kẽ chân, trong mồm hoặc cũng có thể lấy mụn ở vú nhưng những mụn này chưa được vỡ. Thời giay lấy tốt nhất là lúc mụn mọc vào ngày thứ 2 - 3 khi dịch ở bên trong còn trong. Trước khi cắt mụn phải dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch, cắt lấy ít nhất 2g bệnh phẩm cho vào dung dịch photphat glyxerin (pH = 7,6), bảo quản trong phích đá sau đó bao gói cẩn thận, ghi đầy đủ vào phiếu gửi bệnh phẩm rồi gửi đến nơi chẩn đoán. Phòng thí nghiệm sẽ tiến hành phân lập virút trên động vật thí nghiệm hoặc trên môi trường tế bào và xác định serotyp bằng phản ứng kết hợp bổ thể với huyết thanh định typ chuẩn. Một số phòng thí nghiệm định typ và subtyp bằng phương pháp ELISA kháng nguyên hoặc phương pháp PCR./.