1. Chất độc trong sắn
Yếu tố cản trở chính khi sử dụng củ và lá sắn làm lương thực và thức ăn gia súc dưới dạng tươi là do trong các bộ phận của cây sắn có chứa hợp chất mà khi phân giải sẽ tạo ra axít cyanhydric (HCN) gây ngộ độc cho người và gia súc.
Trong cây sắn lượng độc tố phân bố không đều chủ yếu tập trung ở bộ phận dưới mặt đất (theo bảng dưới đây):
Bảng: Sự phân bố chất độc trong các bộ phận của cây sắn
Bộ phận của cây | Khối lượng (gam) | Hàm lượng HCN (mg/100gam) | % HCN trong cây |
Bộ phận trên mặt đất | 499,1 | 4,54 | 29,3 |
- Lá | 179,7 | 1,96 | 2,1 |
- Thân | 319,4 | 13,80 | 27,2 |
Bộ phận dưới mặt đất | 682,9 | 16,87 | 70,7 |
- Gốc thân già dưới đất | 110,8 | 13,06 | 8,9 |
- Rễ và củ | 572,1 | 17,50 | 61,8 |
Ở củ sắn: Lượng HCN cao nhất ở phần vỏ thịt. sau đó là ở 2 đầu củ và lõi.
Ở lá sắn: Lượng HCN ở lá non nhiều hơn lá già.
Ở thân sắn: Lượng HCN ở thân già nhiều hơn thân.
Trước đây, các nhà khoa học coi HCN như là yếu tố hạn chế một khi sử dụng sắn làm thức ăn gia súc. Ngày nay, HCN không còn là trở ngại nữa. Bởi vì 80 - 90% HCN sẽ bị loại trừ bằng các phưng pháp chế biến đơn giản như phơi khô, ủ silô, ngâm nước, nấu chín. Ở sắn lát khô giảm tới84% hàm lượng HCN ở dạng liên kết và tăng 213% HCN tự domà HCN tự do rất rễ dàng bay hơi. Lá sắn băm nhỏ, phi khô, hoặc sấy khô giảm từ 87 đến 96,77% HCN .
2. Say sắn và biện pháp khắc phục
Khi người hoặc gia súc ăn phải sắn đắng dễ bị say. Người bị say sắn có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mắt đỏ, khô cổ họng. Nếu bị nặng người say bị rối loạn thần kinh, co giật, ngạt thở. Vì vậy tốt nhất không ăn củ sắn tươi đặc biệt là sắn đắng. Nếu bị ngộ độc phải cấp cứu kịp thời bằng cách gây nôn, tiêm thuốc trợ tim, uống thêm nước đường và đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay. Đối với gia súc, gia cầm không nên sử dụng củ và lá các giống sắn đắng dưới dạng tươi đểlàm thức ăn mà phải qua chế biến.
3. Biện pháp hạn chế chất độc
Sơ chế sắn lát khô (cả vỏ thịt và bóc vỏ): Chọn thời kỳ nắng hanh và khô của mùa đông để sơ chế sắn nếu phơi dưới nắng mặt trời. Tùy vào độ dày của lát sắn ta có thể phơi dưới nắng trên vùng đất sỏi hoặc nền sân xi măng từ 3 đến 5 nắng là sắn tương đối khô kiệt có thể bảo quản, cất trữ dùng dần làm thức ăn chăn nuôi. Nếu có điều kiện sấy khô bằng lò sấy củi hoặc than thì có thể thu hoạch khi có lao động. Khi sấy ta chú ý lúc đầu sắn còn nhiều nước không nên để nhiệt độ quá cao sắn chỉ khô bên ngoài bên trong vẫn chưa khô kiệt, bảo quản không được lâu. Khi sấy thường xuyên dùng cào đảo thường xuyên đó sắn khô đều.