Chứng táo bón gây nên do rối loạn về phản xạ thần kinh làm cho nhu động ruột bị trở ngại, chất chứa và phân tích lại trong đường ruột gây đau bụng.
1. Ở thể nguyên phát
- Do cho gia súc ăn những thức ăn khó tiêu như cỏ gà, rơm khô ... những loại này có nhiều xơ thô, hay cho ăn lâu ngày nhiều thức ăn tinh có nhiều đạm (bã đậu, ngô, cám ...).
- Do nuôi dưỡng gia súc sai quy cách: cho ăn không đúng giờ, bữa đói, bữa no, thay đổi thức ăn đột ngột, ít cho uống nước.
- Do khí hậu thay đổi ngột, do cơ thể gia súc bị suy nhược.
2. Ở thể kế phát
Do bị các bệnh về răng, tắc ruột, hẹp ruột, viêm ruột già mãn tính, viêm phúc mạc ...
Do những nguyên nhân gây bệnh tác động thông qua phản xạ của hệ thần kinh trung ương làm cho nhu động ruột và tiết dịch giảm. Thức ăn hoặc phân trong ruột ngừng di chuyển, nước sẽ bị hấp thụ đi còn lại chất cặn bã chắc, cứng lại. Vách ruột nơi phân tích lại luôn bị kích thích về cơ giới và hóa học (do phân đọng lại, thối rữa) sinh ra kinh luyến gây nên đau bụng. Những kích thích đau truyền lên vỏ đại não làm rối loạn đến cơ năng hệ thần kinh thực vật, thần kinh giao cảm quá hưng phấn, nhu động ruột càng làm giảm, con vật đi phân táo, (phân khô) hoặc bí ỉa.
Nơi hay bị táo bón manh tràng, vùng phình to của đại kết tràng và kết tràng trái dưới, khúc quành xương chậu.
Táo bón lâu ngày sẽ gây nên tắc ruột, làm cho tuần hoàn ở đoạn ruột bị trở ngại dễ gây nên viêm, hoại tử và tê liệt vách ruột, có khi còn gây viêm phúc mạc, rách ruột. Những chất độc từ nơi tắc vào máu gây nên nhiễm độc.
Tùy theo vị trí tắc mà biều hiện trên lâm sàng có các triệu trứng khác nhau:
1. Thức ăn tích trong ruột non
Thường xảy ra khi đang ăn hay sau khi ăn vài giờ, con vật ủ rũ, gục đầu, chân lảo đảo, đau bụng nhẹ, vẫy đuôi, ngoảnh lại nhìn bụng, thường muốn nằm. Nếu kế phát dạ dày thì đau bụng trở nên kịch liệt, niêm mạc mắt sung huyết, vùng bụng không chướng to. Khi bị nặng thì sốt cao, mạch và hô hấp tăng. Con vật có thể đi ỉa chảy, phân thối nhưng nhu động ruột lại yếu (khác với viêm ruột).
Khám trực tràng có thể mò thấy chất cứng đọng lại trong ruột.
2. Phân đọng lại trong ruột già
Bệnh phát ra chậm hơn (sau khi ăn một vài ngày), con vật đi ỉa khó, phân tròn, rắn và ít sau đó bí ỉa, gia súc ít uống nước, ăn giảm hoặc không ăn.
Con vật đau bụng từng cơn nhẹ, chân trước cào đất, chân sau đá bụng, đầu ngoảnh lại nhìn bụng, có con nằm lăn lộn, có con nằm lì hoặc nằm nghiêng, dạng 4 chân rên rỉ. Con vật đứng có tư thế như đi tiểu nhưng không đái hoặc đái ít.
3. Gia súc bệnh kết mạc mắt sung huyết, nhu động ruột giảm hay ngừng hẳn, gõ có âm đục, mồm khô, thối, có bựa lưỡi. Khám trực tràng, manh tràng, khúc quành xương chậu có phân rắn, ruột phình to, con vật tỏ ra đau đớn khi ta sờ nắn, thay người khám dính nhiều dịch nhày.
- Táo bón ở ruột non con vật ủ rũ, vùng bụng bình thường, niêm mạc vàng, mồm khô và hôi, khám trực tràng sờ thấy ruột bị táo bón rắn như lạp sườn. Chú ý kế phát sang dãn dạ dày cấp tính.
- Táo bón ở ruột già con vật thường đau bụng cơn, nằm lì, 4 chân duỗi, nhu động ruột yếu hay ngừng hẳn, bí ỉa.
Khi rách ruột con vật thường vã mồ hôi run rẩy, sốt cao, mạch yếu.
V. Điều trị:
Nguyên tắc: Tằng cường cơ năng nhu động, tiết dịch của dạ dày, ruột, thải trừ chất chứa trong ruột, ức chế sự thối rữa trong ruột.
- Nếu táo bón ở ruột non gia súc đau bụng kịch liệt phải dùng nước xà phòng ấm thụt ruột, sau đó dùng parafin 1 - 2 lít hòa cùng với ichthyol 10 - 15g và nước thành dung dịch sữa cho uống. Tiêm tĩnh mạch NaCl 10% 100 - 200ml. Bệnh diễn biến khoảng 1 - 3 ngày. Táo bón ở tá tràng dễ kế phát dãn dạ dày nên thận trọng điều trị.
- Nếu táo bón ở ruột già dùng nước ấm thụt ruột (10 - 20l) cho uống natrisunfat 200 - 400g, ichthyol 10 - 15g. Tiêm tĩnh mạch hỗn hợp (200ml NaCl 10%+ 3g cafein + 200ml Brommua natri 10%).Bệnh kéo dài 3 - 10 ngày, tình trạng bệnh tùy theo cơ thể con vật, mức độ táo bón mà quyết định. Con vật đau bụng nhẹ, phân táo không rắn lắm, còn nhu động ruột thì tiên lượng tốt. Trường hợp nặng cần chú ý kế phát viêm ruột và rách ruột.
- Trợ tim và trợ lực: dùng glucoza và cafein.
- Trường hợp gia súc bị nặng: Gia súc thở gấp, mạch nhanh, phải chích huyết, tiêm novocain 0,25% 100ml vào tĩnh mạch.