Mọi loại măng đều có thể chế biến thành măng khô. Quá trình công nghệ chế biến như sau: Hái măng àBóc bẹ àĐun sôi khử màu xanh à Ngâm, làm lạnh à Nén àHong khô thoát nước à Tạo thành phẩm.
1.Hái măng bóc bẹ là dùng dao nhọn cắt măng và cắt thành phiến sau đó bóc vỏ, cắt các đốt trên thành khoanh.
2.Đun khử màu xanh là để làm tế bào thịt măng chết đi, phá hoại hoạt động của enzim, ngăn chặn sự lão hóa của măng để dễ sấy khô hơn. Cách làm là cắt thành phiến rửa sạch bỏ vào thùng hoặc nồi thâm nước đun 2-3 giờ, măng loại nhỏ đun 2 giờ, khi nào có mùi thơm của măng thì vớt ra. Đun quá chín măng sẽ mất vitamin ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của măng. Tốt nhất là hái và đun trong ngày.
3.Ngâm nước để nguội: Đun măng xong phải bỏ vào nước lạnh ngay, không ngừng đảo để cho thịt măng tan đều tyrozin và dùng que cắm vào các đốt măng để cho hơi nhiệt tan đều trong thịt măng và để nước có thể tiết ra khí nén; khi làm lạnh phải lạnh đều nếu không măng dễ bị biến chất.
4.Nén măng đẩy nước ra ngoài: Sau khi làm lạnh măng, phải xếp đuôi và đầu giao nhau, đầu này đuôi kia tránh giảm bớt khoảng trống trong măng, sau đó dùng ván gỗ nén để cho nước và không khí đẩy ra ngoài, nén khoảng 1 tháng đem ra sấy hoặc phơi khô. Trải qua nén, măng có màu trắng, nếu không qua nén măng bị đen.
5.Làm khô măng: Thường có 2 phương pháp làm khô măng là sấy hoặc phơi. Trong quá trình làm khô phải hết sức cẩn thận vì sẽ ảnh hưởng đến giá trị và chất lượng thương phẩm. Phương pháp phơi khô phải chọn thời tiết nắng và vào mùa hè là thích hợp nhất. Trước khi phơi măng phải chuẩn bị sân phơi và thiết bị che mưa, sau đó lấy măng ra không cần rửa, trải đều ra chiếu và phơi, trưa ngày thứ 2 lật măng và sau đó mỗi ngày lật một lần đến ngày thứ năm là măng khô. Vì ngọn măng khô trước nên dễ uốn làm cho măng bị chồng lên nhau. Cho nên vào buổi tối phải đưa măng vào phòng sắp xếp lại và nén phẳng, ban ngày lại đưa ra phơi. Sau khoảng 10 ngày thì măng khô; cần xếp lại và nén 2, 3 ngày nữa, rồi lại phơi 3-5 ngày cho đến lúc khô hoàn toàn. Nếu trong kỳ phơi măng bị mưa liên tục 2-3 ngày liền thì phải tìm cách sấy tránh để măng bị thối. Ở những vùng miền núi thời gian chiếu sáng ngắn, nhưng củi than nhiều có thể áp dụng biện pháp này để bảo đảm chất lượng. Thường dùng nong hoặc các giá tre xếp măng với cự ly 6-8cm, sau đó cho nước ngấm khô và phải treo măng trên giá bếp ở nơi nhiệt độ cao. Cũng có thể sấy trên than nóng 5-6 giờ, sau đó cứ cách 4-5 giờ lại cho than một lần cho đến khô an toàn./.