00:00 Số lượt truy cập: 2668970
Gương nông dân sáng tạo

Chiếc máy xới “3 trong 1” của ông tư Xự

Với 3 tính năng “xới đất, đào mương, vun liếp”, ông tư Xự (Nguyễn Văn Xự) sáng tạo giàn răng máy xới đất trồng rau màu, khắc phục tình trạng khan hiếm nhân công đào cuốc và đẩy nhanh tiến độ thời vụ. Đây là công trình nghiên cứu thứ 5 của một lão nông từng được xã Kiến An xét chọn “Nông dân giỏi” và được UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen.


Thái Bình: Anh Trịnh Văn Thiện: Diệt chuột bằng bẫy phên tự làm

Vụ mùa năm nay thời tiết thuận lợi nên lúa phát triển nhanh nhưng cũng chưa vụ nào ở Hòa Bình (Vũ Thư, Thái Bình) chuột nhiều như vụ này. Từ đầu vụ, Ban quản trị HTX chủ động tổ chức 3 đợt rải mồi diệt chuột bằng thuốc sinh học trên diện tích canh tác toàn xã. Các hộ nông dân nhà nào cũng chống chuột bằng cách căng nilon bao vây quanh ruộng, một số hộ kết hợp cả diệt chuột bằng thuốc tự mua, song chuột vẫn rất nhiều.


Đặc sản đón Tết

Dịp Tết năm nay, ngoài sản phẩm dưa hấu hồ lô và bưởi hồ lô có in chữ “Tài - Lộc”, ông Võ Trung Thành - Chủ nhiệm CLB Khuyến nông Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang - còn chế tạo 2 cái khuôn có hình đồng tiền cùng thỏi vàng ốp lên phần bụng trái bưởi và trái dưa hấu hồ lô.


Túi đựng nước mưa chống bão

Không muốn nhìn thấy cảnh bà con khổ sở mang bao cát lên mái nhà để chằng chống vào mỗi mùa mưa bão, anh Trần Kim Hiệp ở thôn Vạn Tường, Bình Hải (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc túi hứng nước mưa để giằng lên mái nhà. Nước mưa chảy vào túi “vô tình” trở thành những túi nước thay thế cho bao cát, giữ cho mái tôn khỏi bay khi có bão.


Chân đất làm máy tách vỏ cà phê

Họ là những nông dân thực thụ, trực tiếp SX trên đồng ruộng, xuất phát từ nhu cầu thực tế mà sáng chế ra nhiều loại máy móc hữu ích phục vụ SX nông nghiệp. Anh Đặng Văn Bảy ở thôn 14, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng là một trong những người tiêu biểu.


Người nông dân quyết tâm giữ nghề truyền thống

Dĩnh Kế là một xã thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang nằm dọc quốc lộ 1A tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, một làng nghề nổi tiếng với đặc sản chiếc bánh đa. Bánh đa kế là một món ăn bình dị, dân dã, chứa đựng trong đó bao hương vị đậm đà chất quê Bắc Giang. Những chiếc bánh đa với hình yên ngựa vàng bóng, vị bùi, thơm mùi lạc vừng, khoai lang… đã trở thành món quà không thể thiếu đối với du khách đến nơi đây.


Nông dân sáng tạo máy phân loại vải thiều khô

Những năm gần đây, việc sản xuất, thu hoạch và chế biến vải thiều khô đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, việc đầu tư công lao động cho việc sấy khô và phân loại vải khô để bảo quản sau thu hoạch cần một khối lượng lao động lớn, làm tăng chi phí nhân công, giảm hiệu quả sản xuất. Sau nhiều ngày trăn trở, ông Lý Ngọc Đông ở bản Dốc Đơ, xã Canh Nậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã sáng tạo ra máy phân loại vải thiều khô, giúp người nông dân khắc phục được những trở ngại trên, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.


Máy thái mứt của một nông dân sáng tạo

Từ trước tới nay việc sản xuất mứt đều phải làm thủ công bằng tay, nông dân dùng dao để thái bí đỏ, dừa, cà rốt... thành hình miếng mứt theo yêu cầu của khách hàng. Nhất là vào những dịp lễ tết khi nhu cầu dùng mứt để làm nhân bánh tăng cao, người lao động phải mất rất nhiều công sức mà năng suất vẫn thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Trước thực trạng đó, nông dân Nguyễn Văn Sành ở thôn Thượng Dương, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, Hải Dương đã sáng tạo ra máy thái mứt thanh, mứa hạt, giúp nông dân giải quyết khó khăn trên.


Máy sạ hàng cơ giới

Nhằm giúp bà con gieo sạ tốt, tiết kiệm giống và thời gian; giảm chi phí, sức lao động của nông dân, anh Đỗ Văn Dũng ở ấp 4, xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đã sáng tạo ra “Máy sạ hàng cơ giới”. Sáng tạo của anh đã đạt giải ba Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông tỉnh Long An ” lần thứ 2 năm 2011 - 2012.


Chế tạo máy sạ lúa từ 80 - 200 công đất/ngày

Đó là sáng kiến của lão nông Nguyễn Văn Sáng (Tư Sáng), ở phường 1, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) sau hơn 3 tháng mày mò chế tạo.


<< < 19 20 21 22 23 >