Thực hiện Chỉ thị số 2989/CT – BNN –TT ngày 31/8/2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT và văn bản số 7148/UBND –NNNT ngày 14/9/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất vụ đông 2012 – 2013. Để sản xuất vụ đông 2012 – 2013 đạt mục tiêu 64 nghìn ha, (đậu tương 30 nghìn ha, ngô 11 nghìn ha, khoai lang 4 nghìn ha, khoai tây 1,6 nghìn ha, rau đậu các loại 13 nghìn ha), năng suất, chất lượng và hiệu quả, Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Nội hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng một số cây trồng vụ đông như sau:
I. Chủ trương
Đảm bảo diện tích gieo trồng vụ đông, chủ lực là cây đậu tương, ngô ngắn ngày, tăng diện tích cây khoai tây, khoai lang gieo trồng trên đất 2 lúa. Gieo trồng cây rau màu có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
II. Kỹ thuật gieo trồng
1. Đậu tương
a) Yêu cầu chung: Qui hoạch gọn vùng để đảm bảo tiêu thoát nước đầu vụ kịp thời và tưới nước cuối vụ thuận lợi. Áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu,hoặc không làm đất. Hộ trồng diện tích ít nên áp dụng biện pháp gieo hạt vào gốc rạ, Hộ trồng nhiều áp dụng phương pháp gieo vãi.
Ruộng trồng đậu tương phải chủ động điều tiếtnước. Đảm bảo ruộng không bị khô, hạn, ngập úng. Đất đủ độ ẩm, đảm bảo khigieo, hạt đậu không bị chìm sâu dưới đất. Sau khi geo được phủ kín bằng rơm,rạ,..để hạt không bị khô.
b)Giống và cơ cấu giống:Cơ cấu giống ngắn ngày là chủ lực, sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị cao. Cơ cấu giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn (<85 ngày) như: ĐT-12, Đ8, ĐVN9, AK06: 50% diện tích.Các giống có thời gian sinh trưởng trung bình (85-95 ngày) như: ĐVN5, ĐVN6,DT84, DT2001, ĐT22, ĐT26, Đ96-02, Đ9804...50% diện tích.
c)Thời vụ: Các giống có thời gian sinh trưởng trung bình như: ĐVN5, ĐVN6, DT84,DT2001, ĐT22, ĐT26, Đ96-02, Đ9804...gieo xong trước 30/9. Các giống ngắn ngàynhư: ĐT12, Đ8, ĐVN9, AK06 gieo đến 10/10. Gieo càng sớm năng suất càng cao, nên các giống ngắn ngày hơn có thể gieo vào trà của giống dài ngày.
d) Chủ động điều tiết độ ẩm đồng ruộng
Độ ẩm đồng ruộng đảm bảo đất mềm, đứng trên mặt ruộng lún sâu 1 - 2 cm nhưng không bị lấm chân là tốt nhất.
Điều tiết nước trước khi thu hoạch lúa: trên chân ruộng trũng ngập nước phải chủ động tiêu nước sớm,trên chân ruộng cao thoát nước nhanh cần chú ý giữ nước đến giáp ngày thu hoạch lúa mới tiêu nước để giữ đất ẩm.
Trước hoặc sau gieo vãi dùng trâu cày hoặc cuốc tạo rãnh thoát nước để tiêu nước kịp thời phòng khi có mưa sau gieo hạt.
đ) Khi thu hoạch cần để lại gốc rạ dài, tạo lớp vật liệu che phủ giữ ẩm, giúp hạt đậu tương thuận lợi trong quá trình nảy mầm,phát triển và hạn chế cỏ dại.
e) Lượng giống: tuỳ tỷ lệ nảy mầm, loại giống vàp hương pháp gieo, trung bình lượng giống từ 2,5 - 3,5 kg/sào.
g) Phương pháp gieo hạt
- Rạch hàng, gieo hạt: khơi rãnh thoát nước, tạo luống rộng 1,5 - 2,5 mét. Dùng sắt, tre, gỗ, để tạo thành rạch trên mặt luống,khoảng cách 30-35 cm, sâu 1,5-2 cm. Gieo hạt vào rạch hạt cách hạt 7-10 cm.Gieo xong dùng hỗn hợp phân chuồng, mùn, trấu trộn với đất bột khô theo tỷ lệ1:1 phủ kín hạt hoặc cắt rạ (bằng máy, thủ công) để phủ kín hạt và mặt ruộng.
- Tra hạt vào gốc rạ: chia luống rộng 1,5-2,5 mét, làm rãnh thoát nước. Dùng tay hoặc ngón chân cái gạt nghiêng gốc rạ tra vào 1-2 hạt đậu, cách 1 gốc rạ tra 1 hốc. Chú ý tra hạt đậu vào khe giữa đất và gốc rạ, không được tra hạt vào giữa gốc rạ, hạt không tiếp xúc được với đất sẽbị khô và chết, cắt rạ để phủ kín hạt và mặt ruộng.
- Gieo vãi: đối với ruộng đủ độ ẩm: chia luống rộng 1,5-2,5 mét, làm rãnh thoát nước, gieo vãi đều hạt đậu, sau đó cắt rạ để phủ kín hạt và mặt ruộng. Đối với chân ruộng khô: chia luống rộng 1,5-2,5 mét, làm rãnh thoát nước, tưới tràn rồi rút hết nước tạo cho ruộng đủ độ ẩm, gieo hạt, cắt rạ để phủ kín hạt và mặt ruộng. Đối với chân ruộng còn bùn: chia luống rộng 1,5-2,5 mét, làm rãnh thoát nước, rút kiệt nước, gieo hạt,cắt rạ để phủ kín hạt và mặt ruộng.
h) Lượng phân bón và cách bón
Lượngphân bón cho 1ha: phân chuồng 6 - 8 tấn, đạm urê 55 - 110 kg, Super lân 300 - 450 kg, KaliClorua 80 - 140 kg.
Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/4 phân đạm. Bón thúc lần 1 khi cây có 1-2 lá thật: 1/2 phân đạm, 1/2 phân kali. Bón thúc lần 2 khi cây có 4 -5 lá thật: 1/4 phân đạm và 1/2 phân kali.
i) Đảm bảo độ ẩm sau gieo hạt: thường xuyên thăm đồng quan sát tình trạng nảy mầm sau gieo. Nếu 3 ngày sau gieo ruộng bị khôphải tưới nước tràn mặt ruộng rồi rút cạn ngay. Nếu mưa to phải rút nước kịp thời, không để ruộng đọng nước.
j) Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu khoang: hiệu quả nhất là làm bẫy bả chua ngọt để diệt bướm (công thức làm bả chua ngọt: 4 phần giấm + 4 nước +1 phần mật + 1 phần rượu + 1 % thuốc.
Trừ sâu tuổi nhỏ bằng các loại thuốc: Peran,Match,..
Trừ Sâu cuốn lá, sâu đục quả, dòi đục thân bằngcác loại thuốc: Rigell, Regent, Padan, Trebon, sherpa...
Trừ bệnh đốm lá, gỉ sắt bằng các loại thuốc:Zineb, Ridomil,...
k) Thu hoạch
Khi lá đậu rụng gần hết, quả chín, vỏ khô, trờinắng ráo nên thu hoạch ngay. Dùng liềm cắt sát gốc, không nhổ, để lại gốc cóchứa nốt sần làm phân bón cho ruộng. Dùng máy tuốt lúa liênhoàn ra hạt. Có thể thu hoạch sớm hơn, phơi một ngày rồi dùng máy tuốt ra hạt.Trường hợp thu hoạch có mưa phùn, trời âm u phải sử dụng máy sấy hạt.
2. Ngô
a) Giống:gieo trồng giống ngô lai F1năng suất cao, nhóm giống ngắn và trung ngày (có thời gian sinh trưởng: 95-115 ngày):VN8960, LVN61, LVN99, LVN45, LVN4, LVN145, NK4300, CP999, CP 3Q, B9681, C919,Pioneer brand 30Y87, HN45. Nhóm ngô thực phẩm: ngô nếp MX2, MX4, HN88, VN2,VN6, MX10, Wax44, W48, Mylky 36; ngô ngọt Sugar 75, Sugar 77, Golden Sweeter90, Đường lai số 10.
b) Thời vụ: nhóm trung ngày gieo xong trước 20/9; nhóm giống ngắn ngày gieo xong trước 30/9; các giống ngô nếp ngắnngày: gieo đến 5/10.
c) Làm ngô bầu: làm ngô bầu để giảm thời gian trên ruộngtrồng, tạo điều kiện để ngô chống chịu và phát triển thuận lợi khi đưa ra ruộngtrồng.
- Dùng đất trộn phân chuồng theo tỉ lệ 1:1 vàthêm 30 kg lân trộn đều để làm bầu cho 1ha ngô (7,5 vạn cây).
- Ngô giống ngâm nước, ủ nảy mầm, đặt mỗi bầumột hạt ngô.
d. Làm đất: đấtđược nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,2m cả rãnh, trồng hàng kép, khoảng cáchgiữa các hàng cách nhau 60 cm trên mặt luống, phía rãnh luống hai hàng cáchnhau 60 cm, luống cao 15 – 20cm, rãnh luống 30cm. Có thể áp dụng biện pháp chephủ nilon: nilon căng phẳng mặt luống rồi vét đất ở rãnh ấp nhẹ vào hai bên mépluống để cố định nilon. Dùng dụng cụ đục lỗ (loại ống sữa bò cắt hình răngcưa), ấn nhẹ lên mặt nilon hai hàng dọc theo khoảng cách 60cm x 30cm. Khi gieohạt hoặc trồng ngô bầu độ ẩm của đất cần đạt 75%. Nếu đất khô phải tưới cho đủẩm hoặc tưới vào rãnh sau khi trồng.
e. Mật độ: lượnggiống cho 1 ha: 17-19 kg. Mật độ trồng: 7,5 vạn cây/ha, khoảng cách 60cm x30cm.
g. Lượng phân bón và cách bón:
Lượng phân bón cho 1 ha: phân chuồng: 6-8 tấn,đạm ure: 300 – 350 kg, Supe lân: 500 – 600 kg, Kali clorua: 160 – 180 kg.
Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/4 phân đạm. Bón thúc: lần 1 (lúc 3 – 5 lá): 1/4 phân đạm + 1/2 kaliclorua; lần 2 (lúc 9 – 10 lá): 1/2 phân đạm + 1/2 kali. Có thể ngâm phân chuồng ở hố góc ruộng, dùng nước ngâm phân chuồng hòa đạm lân, kali tưới vào các thời điểm trên.
h. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh:
Tưới đủ nước cho ngô nhất là giai đoạn cây con và 2 tuần trước và sau trỗ, đặc biệt sau khi bón phân. Chú ý rút nước khi úng do mưa hoặc tưới. Phòng trừ sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ bằng các loại thuốc: Rigell, Regent, Pandan, Trebon...
Phòng trừ bệnh đốm lá, khô vằn bằng các loạithuốc: Cabernzim, Vicarben, Validacin, Tilsuper...
3. Khoai tây (làm đất tốithiểu)
a) Giống: giống khoai tây ăn tươi (Diamond, Sirona, Solara, Marabel, Mariela...), giống khoai tây chế hiến (Atlantic...).
Lượng giống: 40 – 60 kg/sào (tuỳ theo kíchthước, khối lượng củ giống).
b) Thời vụ: 15/10-5/11,thu hoạch cuối tháng 1- đầu tháng
c) Đất trồng: khoai tây trồng được trên mọi chân đất, nhưng nên chọn chân đất chủ động tưới, tiêu.Sau thu hoạch lúa mùa đất để nguyên không cày, khi đến thời vụ tiến hành cày rạch một đường để tạo thành luống có chiều rộng mặt luống 1,2m, rãnh rộng 20cm,sâu 15 cm.
d) Vật liệu che phủ: thu gom toàn bộ rơm rạ sau thu hoạch để thành đống ở góc ruộng, rơm rạ không phải phơi. Có thể dùng trấu,mùn cưa, bèo tây…để làm vật liệu che phủ.
e) Phân bón
- Lượng phân: phân chuồng từ 11 - 12 tấn/ha (khoảng 400 – 450 kg/sào) hoặc phân gà từ 7 - 8 tấn/ha (khoảng 250 - 300kg/sào), tốt nhất đã được ủ hoai mục (100ngày). Phân lân (Super lân): 550kg/ha ( 20 kg/sào). Phân đạm (Urea): từ 202 - 280 kg/ha (8 - 10 kg/sào). Phân kaly (KalyClorua): 280kg/ha (10 kg/sào).
- Thời gian và phương pháp bón: bón lót (phân chuồng + phân lân): trộn đều phân chuồng với phân lân và rải đều ở giữa 2 hàng củ giống. Bón thúc: lần 1 (khi khoai tây mọc đều) hòa nước tưới 10% đạm, lần 2 (sau lần1: 7-10 ngày) hòa nước tưới 20%đạm, 20% kaly, lần 3 (sau lần 2: 7-10 ngày) hòa nước tưới 30% đạm, 30% kaly, lần4 (sau lần3: 7-10 ngày) hòa nước tưới 30% đạm, 50% kaly, lần 5 (sau lần 4: 7-10 ngày) hòa nước tưới 15% đạm.
g) Kỹ thuật trồng
- Mật độ: 1800-2000 củ giống/sào (50.000-55.000củ/ha); khoảng cách: 55-60 cm x 25 – 30cm
- Cách trồng: yêu cầu ruộng khi trồng phải đủ ẩm(nếu ruộng khô phải tưới nước); trồng 2 hàng/luống; đặt củ giống trên mặt luống cách mép luống 30cm, hàng cách hàng 55- 60 cm, củ cách củ 25- 30 cm, đặt củ giống sao cho mầm nằm ngang hoặc nghiêng với mặt ruộng để mầm tiếp xúc với đất tạo thuận lợi cho rễ phát triển ngay (không được đặt củ giống để cho mầm thẳng đứng). Sau khi đặt của giống dùng một ít đất bột phủ lên trên củ giống. Tiến hành bón lót phân chuồng đã trộn lẫn với phân lân rải đều ở giữa hai hàng củ giống,cách hàng củ gíống 10cm. Sau khi bón phân chuồng dùng rơm rạ hoặc dùng trấu phủ kín mặt luống dày từ 5 – 7 cm.
h) Chăm sóc
- Tưới nước: với ruộng phẳng áp dụng tưới rãnh để nước tự thấm vào đất vừa đủ hết nước ở rãnh hoặc khi nước ngấm đều khắp ruộng tháo cạn, nếu ruộng có nước phải tháo kiệt, không để nước ở rãnh luống. Tưới rãnh 3- 4 lần trong một vụ khoai tây. Khi phát hiện trên ruộng có bệnh héo xanh thì không tưới rãnh. Với ruộng không bằng phẳng, xa nguồn nước áp dụng tưới phun mưa, tưới trực tiếp vào gốc. Khi cây chưa mọc cần tưới nhẹ tránh làm hỏng củ giống. Tưới đủ ẩm, không làm dập gẫy thân lá. Giữ độ ẩm đất khoảng 75-80%(hơi thâm đất). Sau trồng 75 ngày đến thu hoạch không được tưới nước.
- Che phủ: khi cây cao 20-25 cm phủ bổ sung thêm rơm rạ đảm bảo dộ dày 10 - 12cm, phủ kín cả mặt và 2 bên mép luống, dùng đất cày làm rãnh đè lên rơm rạ cho rơm rạ không bị bay.
i) Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu khoang: khi khoai tây mọc đều tiến hành làm bả chua ngọt cắm trên ruộng để diệt trưởng thành ; cắm 200-250 bả/ha(khoảng 10 bả/sào); cắm bả liên tục trên ruộng, khi bả bị khô cần bổ sung thêm dung dịch của bả.
- Bệnh mốc sương: nguyên nhân gây bệnh do nấm. Phát sinh chủ yếu khi củ bắt đầu hình thành. Bệnh phát triển liên tục, phá hại nặng trong những năm thời tiết ẩm ướt, rét và mưa kéo dài, trời có nhiều sương mù, nhiệt độ dưới 20oC. Bệnh hại mạnh từ tháng 12 đến tháng 2.
Biện pháp phòng trừ:dùng củ giống sạch bệnh, ruộng phải thoát nước và phải được luân canh. Bón phân phải cân đối, bón tập trung, không nên bón nhiều đạm, không được trồng quá dày,sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng, nhổ bỏ cây bệnh và tiêu huỷ tàn dư. Nếu thời tiết có mưa, sương mù, bệnh xuất hiện với tỷ lệ 10% trở lên dùng thuốc trừ bệnhnhư: Ridomil, Mancozeb, Curzate M8, Kocide, Zineb..
- Bệnh vi rút: nguyên nhân gây bệnh do vi rút. Các loại vi rút khoai tây truyền bệnh bằng phương pháp tiếp xúc giọt dịch qua vết thương và truyền bệnh nhờ côn trùng môi giới mà chủ yếu là rệp đào . Bệnh vi rút truyền sang thế hệ sau qua củ giống.
- Bệnh héo xanh (héo rũ): nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn. Vi khuẩn truyền bệnh qua củ giống, qua đất, qua tiếp xúc giọt dịch hoặc nước tưới nhiễm khuẩn.
Biện pháp phòng trừ: dùng củ giống sạch bệnh, đảm bảo quy định về cách ly với các cây ký chủ của rệp. Phun thuốc trừ rệp môi giới truyền bệnh. Tưới nước đúng kỹ thuật. Không dùng phân chuồng tươi. Ruộng nhân giống khoai tây nên luân canh với lúa nước. Nhổ bỏ cây bệnh và tiêu huỷ tàn dư. Khi nhổ bỏ cây bệnh bằng tay,người làm nhiệm vụ không để tay tiếp xúc với cây khoẻ. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh héo xanh, có thể sử dụng các loại thuốc sau để hạn chế lây lan: Ditacin 8L; Physan 20EC; Staner 20WP; Sasa 20WP; Hoả tiễn 50WP…
- Rệp đào, Nhện trắng, Rệp sáp trắng: biện pháp phòng trừ: đảm bảo quy định về cách ly với các cây ký chủ của rệp,không lấy giống ở những ruộng có rệp, nếu củ giống có rệp phải xử lý diệt hết rệp trước khi trồng. Trừ nhện bằng các loại thuốc: Kuraba, Otus...; trừ rệp bằng các loại thuốc: Polythrin, Supracide, Trigard...