Tốt nhất, bà con nên dùng vôi cục hoặc vôi bột mới tôi trong 3 tháng trở lại để đảm bảo độ nồng của vôi. Liều lượng sử dụng 2-3kg vôi/100m2 mặt nước, khoảng 15-30 ngày bón vôi một lần, tuỳ mức độ thâm canh và độ chua của nước ao. Sau khi hoà vôi vào nước, bà con cần đi găng tay cao su té hoặc dùng ống phụt phụt đều mặt ao hồ. Nếu ao hồ có diện tích lớn nên dùng thuyền thúng để bón vôi, tốt nhất là bón lúc cá không nổi đầu, từ 12-15 giờ hằng ngày.
Để bón vôi hợp lý, bà con cần xác định độ pH như sau:
Dùng giấy quỳ tím nhúng vào môi trường nước nuôi, màu của giấy biến đổi tuỳ thuộc vào độ pH của nước trong ao. So màu này với bảng màu tiêu chuẩn sẽ biết được độ pH. Cũng có thể dùng kinh nghiệm dân gian để xác định độ pH. Dùng bã trầu mới nhai thả vào môi trường nước định thử, nếu thấy bã trầu giữ nguyên màu đỏ tươi trong 3-5 giây trước khi bị hoà loãng là nước trung tính đến kiềm nhẹ (độ pH khoảng 7-8), đạt yêu cầu. Ngược lại, nếu bã trầu có màu đen ngay sau đó là nước rất chua (độ pH 3,5-4,5), cần phải bón vôi để cải tạo.
Nhiều chủ trang trại VAC ở Hiệp Hoà (Bắc Giang) đã sử dụng vôi kết hợp với sản phẩm Vườn Sinh thái để cải tạo ao nuôi. Hoà 20-30ml sản phẩm Vườn Sinh thái với 5 lít nước, té đều cho 360m2 mặt nước nuôi cá; sau 1 ngày bón vôi bột hoặc trộn với 5-7kg thức ăn, cho cá ăn 2-3 ngày/lần. Việc kết hợp này cho kết quả rất tốt, môi trường ao nuôi giàu ôxy, cá ít nổi đầu, tỷ lệ sống cao, cá khoẻ mạnh, ít bị bệnh, tăng trọng nhanh, chất lượng tốt.