00:00 Số lượt truy cập: 3229917
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Cây cao su đem tết sớm cho nhiều nông dân Bình Dương

Giá mủ cao su (CS) trong năm 2010 vừa qua đã thiết lập những mức kỷ lục mới, điều đó đã đem lại mức thu nhập cao cho nhiều người trồng CS ở Bình Dương. Người trồng CS trên địa bàn tỉnh hiện nay đang hân hoan chuẩn bị chào đón một năm mới với niềm vui thắng lợi.


Nông dân Tiền Giang trúng mùa - trúng giá củ hành tím

Đến xã Tân Điền (Gò Công Đông - Tiền Giang) vào những ngày giáp Tết, không khí ở đây rộn rịp hẳn lên, từng đoàn người rủ nhau ra đồng thu hoạch củ hành tím hoặc tới các hộ thương lái để làm công như phơi, chọn lọc củ, bó đùm,... bán cho các chợ đầu mối. So với những năm trước, năm nay, bà con nông dân xã Tân Điền được mùa củ hành tím, giống rẻ, cho năng suất khá, lại được giá nên đa số bà con đều phấn khởi.


Cam xã Đoài có thể thu 2,5 tỷ/ha

Tết Nguyên đán Tân Mão đang cận kề, chúng tôi ghé về vùng cam đặc sản tại xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An. Nhìn những vườn cam Xã Đoài nức tiếng, quả đã vàng ươm, nặng trĩu đầu cành và vui mừng khi biết cam Xã Đoài năm nay lên cơn sốt. Điều đáng mừng hơn khi bắt gặp khách buôn tứ xứ đang đến từng nhà ngắm nghía, chọn lựa và đặt hàng trên từng gốc cam...


Hiệu quả từ mô hình lồng bẫy ghẹ, ốc hương cải tiến ở Quảng Trị

Nhằm giúp ngư dân tăng hiệu quả kinh tế trong mỗi chuyến ra khơi khai thác hải sản, năm 2010 Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư (KN- KN) đã xây dựng mô hình lồng bẫy ghẹ, ốc hương tại xã Gio Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị).


5kg lúa = 1kg hành

* Lãi ròng trên 350 triệu đồng/vụ hành tím


Khá giả nhờ nuôi cá chép đỏ

Ở một xã miền núi của tỉnh Phú Thọ, nhiều gia đình đã giàu lên nhờ việc nuôi cá chép đỏ để phục vụ ngày ông Táo lên trời.


Được mùa hành ở Kinh Môn - Hải Dương

Vụ đông năm 2009 - 2010, toàn huyện trồng 2.499 ha hành. Từ cây hành mà những xóm làng ở Kinh Môn (Hải Dương) trở nên trù phú, đời sống người dân được nâng lên.


Tây làm nông trên đất Việt

Họ từ những đất nước khác nhau- Hà Lan, Nga, Nhật Bản… đến Đà Lạt, Lâm Đồng đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua những gian nan ban đầu, họ đã khá thành công. Và rất tự nhiên, họ trở nên gắn bó với mảnh đất này, tự nhận mình là nông dân Việt Nam.


Công nghệ sinh học biến rác thải, rơm rạ... thành phân bón ruộng

Để làm ra một tấn phân hữu cơ sinh học cần từ 5m3 đến 6m3 bèo tây hoặc rơm rạ, 2 kg chế phẩm vi sinh Vixuka, 1 kg chế phẩm vi sinh đa chức năng, 4 kg phân NPK và có thể bổ sung thêm phân chuồng. Bình quân một tấn phân hữu cơ vi sinh thành phẩm, người nông dân tiết kiệm được hơn 1,1 triệu đồng so với giá phân hữu cơ sinh học bán trên thị trường. Bởi giá 2kg chế phẩm Vixuka và 1kg chế phẩm vi sinh đa chức năng để làm ra một tấn phân hữu cơ sinh học nói trên chỉ có giá khoảng 100.000 đồng. Giám đốc Trung tâm chuyển giao công nghệ và kiểm định, kiểm nghiệm thuộc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Trần Tuấn cho biết như vậy.


Phát triển làng nghề ở Phú Lương - Thái Nguyên

Đầu xuân, chúng tôi có dịp về làng nghề chè Gốc Gạo, xã Tức Tranh (Phú Lương). Dọc 2 bên đường, những đồi chè nối nhau chạy dài khắp xóm, trong tiết xuân, chè tủa búp non mởn đầy sức sống. Trưởng xóm Đồng Văn Thắng cho biết: những năm gần đây, ngoài việc mở rộng diện tích chè, bà con đã không ngừng đư­a tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó năng suất, chất lượng chè không ngừng đ­ược nâng lên. Nhờ có cây chè, đời sống của bà con khá lên nhiều.


<< < 148 149 150 151 152 > >>