Năm 2010, sản xuất lúa của tỉnh Phú Yên gặp thời tiết bất lợi, tuy nhiên nhờ ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất mà 2 vụ lúa chính của tỉnh đều đạt cao hơn năm trước. Không những thế, sản lượng lương thực còn đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Bến Tre là địa bàn có diện tích trồng ca cao lớn nhất nhì ĐBSCL. Nhưng cây ca cao chủ yếu trồng ở vùng nước ngọt như các huyện Châu Thành, Mỏ Cày, Chợ Lách…
Xoài là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Khánh Hòa. Ngoài nguồn lợi thu được từ quả, ở nhiều nơi trên địa bàn Khánh Hòa như huyện Cam Lâm, thị xã Cam Ranh xuất hiện nhiều đầu nối thu mua lá xoài để chế biến dược liệu. Vì vậy, ngoài việc thu hoạch quả, những người trồng xoài còn có thêm nguồn thu đáng kể từ việc tuốt lá xoài, phơi khô để bán.
Cà phê được giá nhưng nông dân Tây Nguyên lại đang xuýt xoa tiếc vì mất mùa.
Ông Phạm Văn Án – GĐ Sở NN-PTNT Lâm Đồng – cho biết: “Bắt đầu từ 2004, Lâm Đồng là một trong số ít địa phương trong cả nước thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); và đến nay, chương trình đã mang lại những kết quả đáng khích lệ”.
Với mục đích chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mang lại thu nhập cao cho hội viên, năm 2009, Hội Làm vườn và Trang trại (HLV&TT) Thanh Hoá tiến hành trồng thử nghiệm giống thanh long ruột đỏ tại các huyện Thạch Thành, Nga Sơn, Đông Sơn, Triệu Sơn và thị xã Bỉm Sơn; thành lập tổ hợp tác phát triển thanh long. Qua hơn 1 năm triển khai, giống cây này đã thực sự thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, hứa hẹn cho năng suất và sản lượng cao.
Bưởi Đại Minh là giống bưởi ngon nổi tiếng, sánh ngang với bưởi Năm Roi, Phúc Trạch, bưởi Diễn, bưởi Thanh Trà… cùng vùng bưởi Đoan Hùng tạo thành vùng quả đặc sản khu vực miền núi phía Bắc. Trước sự suy tàn của cả vùng, việc khôi phục lại vùng bưởi Đại Minh đang được sự hưởng ứng của người dân…
Vào một ngày cuối năm Canh dần, khi về An Tràng - Quỳnh Phụ tham gia lớp tập huấn chuyển đổi cấy lúa dài ngày sang các giống ngắn ngày chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin đáng ghi nhận. Mọi người cho biết tuy không phải là một vụ đông thuận lợi song từ cố gắng và niềm tin nông dân xã An Tràng huyện Quỳnh Phụ đã có thu nhập từ cây vụ đông cao hơn nhiều so với cấy lúa.
Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân sống ven sông ở huyện vùng sâu Ngã Năm (Sóc Trăng) phát triển mạnh mô hình nuôi cá trong vèo. Đây là mô hình có chi phí đầu tư thấp, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình. Người dân có thể tận dụng được diện tích mặt nước của ao hồ, bờ sông để làm vèo nuôi cá.
Đi qua chiến tranh, bước vào thời bình và vượt qua khủng hoảng kinh tế một cách xuất sắc, bất cứ thời điểm nào ngành Nông nghiệp và PTNT cũng thể hiện rõ vai trò là “trụ đỡ” của nền kinh tế. Tuy nhiên, những bất cập của ngành trong thời gian qua đã đặt ra không ít vấn đề cần phải giải quyết. Nhân dịp năm mới Tân Mão 2011, phóng viên báo Kinh tế nông thôn có cuộc trò chuyện với vị “tư lệnh” ngành - Bộ trưởng Cao Đức Phát.