Hơn 3 năm nay, nhiều nông dân ở Đồng Nai lao đao vì thời tiết mưa nắng thất thường, hạn hán làm cây điều giảm năng suất gần một nửa. Thế nhưng, ông Lê Ngọc Thạch ở ấp 3, xã An Viễn (huyện Trảng Bom) lại có bí quyết giữ được năng suất cây điều luôn đạt hơn 3 tấn/hécta/năm.
Với năng suất cao, giá cả ổn định, ổi không hạt đã được nhiều hộ nông dân ở xã Trung An, huyện Củ Chi (TP.HCM) lựa chọn là mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Tuy mới bước đầu trồng thử nghiệm nhưng nhiều hộ dân đã thu về lợi nhuận rất cao từ ổi không hạt.
Bán hàng qua mạng internet là hình thức kinh doanh mới nhưng cũng không quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên, việc những nông dân của xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu - Nghệ An) lập hẳn một website để bán... rau thì chắc chắn là việc làm hiếm.
Về vùng mía nguyên liệu Lam Sơn (Thanh Hóa), tôi cứ nghĩ mãi về tiến trình xây dựng NTM ở đây. Mới ở đâu và mới từ cái gì?
Vùng gò đồi Quảng Trị có lợi thế về đồng cỏ để phát triển chăn nuôi. Hơn nữa, những năm qua, phong trào chăn nuôi thâm canh bằng cách trồng cỏ nuôi bò cũng phát triển mạnh trong nông dân đưa lại hiệu quả kinh tế khá. Các chương trình phát triển chăn nuôi ở tỉnh, huyện đã hỗ trợ cho nông dân khá nhiều về kỹ thuật và kinh phí để cải tạo đàn bò nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò lấy thịt.
Tuy mới thành lập song Câu lạc bộ (CLB) Đa dạng sinh học tỉnh Bắc Giang được các nhà chuyên môn đánh giá cao, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân. Đây là mô hình CLB đầu tiên của cả nước.
Vụ muối 2011 đã cận kề mà bà con diêm dân Bà Rịa - Vũng Tàu đang đứng trước nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư cải tiến kỹ thuật. Trong khi đó do nhu cầu thị trường đòi hỏi chất lượng cao, nên hàng chục tấn muối vụ trước còn tồn đọng vẫn chưa bán được.
Chỉ vào luống su hào gần đến ngày thu hoạch, ông Đinh Hoàng Giang, giám đốc bán hàng công ty cổ phần đầu tư Tonkin hào hứng: rau sạch mà mã đẹp như rau bẩn vậy! Điều đó đang làm những người sáng lập dự án rau sạch này rất phấn khích.
Những năm gần đây tốc độ trồng rừng ở Yên Bái diễn ra mạnh mẽ, nông dân lấy trồng cây gây rừng, khai thác lâm sản làm hướng chính trong phát triển kinh tế bảo đảm cuộc sống.
Những năm qua, phong trào sản xuất kinh doanh dịch vụ (SXKDDV) giỏi ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa ngành nông nghiệp của huyện dần thoát khỏi phương thức canh tác lạc hậu, manh mún chuyển sang áp dụng các tiến bộ KHKT, tạo động lực lớn giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng lợi thế đất đai để cải thiện cuộc sống.