Cây lạc là cây trồng truyền thống của nông dân Quảng Nam và là cây trồng có diện tích đứng thứ 3 sau cây lúa và cây ngô. Hiện toàn tỉnh có khoảng 12.000 ha lạc, là một tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất khu vực Duyên Hải Nam trung Bộ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cây lạc thường bị bệnh héo rũ làm giảm năng suất đáng kể. Vụ Đông Xuân vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam đã xây dựng mô hình thực nghiệm đồng ruộng: “Ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm hạn chế bệnh héo rũ trên cây lạc (đậu phụng) ở địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Mô hình bước đầu đã mang lại kết quả đáng khích lệ, nhằm có cơ sở đánh giá, so sánh và đối chiếu hiệu quả kinh tế giữa mô hình thực nghiệm với ruộng đối chứng, đồng thời khuyến cáo nhân rộng trong thời gian đến. Chúng tôi xin tổng hợp và giới thiệu kết quả mô hình như sau:
Trái cây là sản phẩm mà người tiêu dùng phải mua, sử dụng hàng ngày. Thế nhưng, có một tình trạng là lâu nay, người tiêu dùng vẫn có tâm lý sính mua hàng ngoại, trái cây nhập khẩu. Do phải nhập khẩu, trải qua quá trình bao gói, bảo quản, vận chuyển đường dài… nên mức chi phí khá cao, giá bán cũng đắt, vậy nhưng người tiêu dùng cũng không ngại bỏ tiền mua.
Các nhà khoa học nhận định, nếu không "tái canh" cà phê thì chỉ 5-10 năm nữa, ngành cà phê sẽ rơi vào thảm họa khó cứu vãn.
Những năm gần đây, công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nông dân của huyện vùng trũng Ứng Hòa đạt kết quả khá. Ở nhiều xã, đời sống người dân đã được nâng lên nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ…
* Huyện Vĩnh Linh mất 2 tỷ đồng/ngày
Sau nhiều ngày đeo bám địa bàn vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai để ghi nhận tình hình kinh doanh phân bón (PB), PV NNVN đã phát hiện ra việc buôn bán PB đang vô cùng bát nháo, đặc biệt là thị trường phân hữu cơ.
Những ngày này đi qua nhiều ngôi làng ở huyện Hải Lăng của Quảng Trị mùi lúa mới và rơm rạ thoang thoảng dưới cái nắng gió lồng lộng. Bà con nông dân đang vào hồi cao điểm thu hoạch lúa ĐX 2010-2011. Ruộng đồng được mùa bất tận, nông dân sung sướng trong lòng.
Với giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt xấp xỉ 5 tỷ USD, thủy sản đang được coi là một trong những mặt hàng thu ngoại tệ lớn nhất. Tuy nhiên, khó khăn về rào cản kỹ thuật, chi phí nhiên liệu tăng đang đặt ra không ít thách thức cho sự phát triển của ngành. Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn về vấn đề này, ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết:
Thông tư 03/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thuỷ sản có hiệu lực từ ngày 1/5/2011. Tuy nhiên, để Quyết định này đi vào cuộc sống, cần triển khai đồng bộ các giải pháp.
Sau thời gian tạm ngưng cải tạo ao nuôi, bước vào tháng 6/2011, dân nuôi tôm bị thiệt hại vừa qua ở ĐBSCL sẽ thả giống trở lại. Nhưng chưa hết nỗi lo dịch bệnh tiềm ẩn, tình trạng thiếu tôm giống, giá con giống tăng, chất lượng khó bảo đảm đang diễn ra.