Những năm gần đây nghề ương, ép cá giống ở ấp Quí Trinh, xã Nhị Quí (Cai Lậy - Tiền Giang) phát triển mạnh, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, trong đó có mô hình ương cá phi dòng Giff và cá điêu hồng sinh sản của anh Nguyễn Văn Cương.
Hiện nay các làng nghề mây tre đan xuất khẩu đang phát triển rộng ở các địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đặc biệt ở các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Tam Dương...Trên thị trường, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu các sản phẩm cao cấp từ mây, tre đan tăng mạnh. Do vậy hàng năm các làng nghề này tiêu thụ một sản lượng lớn mây nguyên liệu phục vụ cho sản xuất mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy trồng cây mây dưới tán cây lâm nghiệp là một giải pháp mới nhằm cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho các làng nghề, tạo việc làm cho người lao động.
Chương Mỹ (Hà Nội) không chỉ nổi tiếng khắp vùng với nhiều làng nghề quanh năm sôi động. Gần đây Chương Mỹ còn vươn lên trở thành điểm sáng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng với nhiều cánh đồng vàng đạt giá trị 100 - 200 triệu đồng/ha/năm.
Đáp lại nỗi vất vả của nhà nông, mỗi độ Tết đến xuân về, cây cà rốt lại ban tặng cho người trồng những mùa vụ bội thu.
Người đi tiên phong đưa nấm bào ngư Nhật đến với người dân xã Xuân Đông là anh Võ Minh Tâm ngụ ấp An Lạc Thượng, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Sau thời gian học tập, trồng thử nghiệm, loại nấm này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều nông dân ổn định của sống.
Những năm qua, Hội nông dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích bà con nông dân phát triển kinh tế trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, do đó phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương ngày càng khởi sắc và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Nghề nuôi tôm hùm phát triển đã kéo theo việc khai thác tôm hùm giống hình thành và đã giúp nhiều ngư dân Phú Yên thoát nghèo. Từ cuối tháng Chạp đến nay, nhiều gia đình thu nhập mỗi đêm trên 10 triệu đồng bằng việc chong mành bắt tôm hùm giống. Tuy nhiên, việc khai thác cần có chiến lược lâu dài để tránh cạn kiệt.
Trong tiết Xuân tưng bừng cờ, hoa, mọi người dân Việt Nam hồ hởi đón năm mới Nhâm Thìn, linh vật biểu tượng cho sự mạnh mẽ và mang lại sự thịnh vượng, thành công với ước vọng chung: mong xã hội ổn định, kinh tế phát triển, đời sống sung túc,... Với người nông dân, ước vọng đó được cụ thể hơn, đó là mong mưa thuận gió hoà để có mùa màng bội thu, thị trường rộng mở để bán được nhiều hàng với giá cao...
Để khai thác lợi thế đất đồi rừng, năm 2004 gia đình ông Dương Văn Long xã Hà Sơn- huyện Hà Trung - Thanh Hóa đã đầu tư mô hình chăn nuôi gà thả đồi. Ban đầu ông mua 500- 700 con gà giống ở xã Hà Đông và huyện Vĩnh Lộc về nuôi. Qua một năm ông thấy mô hình nuôi gà thả đồi đem lại hiệu quả cao nên năm 2005, ông quyết tâm đầu tư mỏ rộng số lượng đàn.
Đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch xong 878 ha tôm càng xanh, trong đó địa phương nuôi nhiều nhất là huyện Tam Nông hơn 800 ha.