Sản phẩm su su đang được người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng với thương hiệu “su su an toàn Tam Đảo”. Mô hình trồng su su hiện đang cho thu nhập cao hơn so với các loại cây rau màu khác từ 3 đến 5 lần, góp phần nâng cao thu nhập và làm giàu cho nông dân...
Cây cỏ ngọt xuất hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian gần đây đã và đang được người nông dân ở các địa phương như Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn,... đưa vào sản xuất trở thành loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, công thức luân canh đưa cây ớt vào trồng giữa 2 vụ cỏ ngọt không chỉ về việc cải tạo đất mà đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Sau 4 tháng nuôi, đàn gà đạt 1,8 – 2kg/con, giá bán 57.000 – 80.000 đồng/kg; mỗi hộ nuôi 200 con có thể lãi 9 – 10 triệu đồng.
Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.
Hiện heo hơi bán tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai) - nơi được mệnh danh là thủ phủ chăn nuôi của Đồng Nai - đang ở mức 39 - 40 ngàn đồng/kg. Với giá này, chỉ những trang trại có kinh nghiệm, áp dụng nhiều biện pháp hạ giá thành mới huề vốn.
Để giảm thiểu tác động xấu do tình trạng nhiễm mặn gây thất thu cho nghề trồng lúa, nông dân xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chuyển sang nuôi bò, bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.
Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Thanh Lương (TX. Bình Long - Bình Phước). Đặc biệt trong 4 năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang phát triển mạnh về số hộ nuôi và tổng đàn. Toàn xã hiện có khoảng 30 hộ chăn nuôi gà thả vườn với quy mô 1.000-15.000 con/lứa. Trong đó phải kể đến Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Thanh Bình.
Thông qua các lớp dạy nghề, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao khoa học, nhiều nông dân đã nhanh chóng ứng dụng vào trồng trọt và chăn nuôi cho hiệu quả, góp phần phát triển các mô hình làm ăn hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập kinh tế nông thôn.
Từ TP Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk), chúng tôi vượt qua 52 km đường nhựa, chạy về hướng đi Nha Trang quanh co đồi núi uốn lượn. Được chỉ dẫn tận tình của bà con, chúng tôi đến ngôi nhà ba tầng của hộ trồng vải đầu tiên ở xã Ea Kaly, huyện Krông Păk.
Để bảo đảm hiệu quả sản xuất, nhiều địa phương ven biển của tỉnh Nam Định đã phát triển mô hình tổ hợp tác trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. Đến nay, toàn tỉnh có trên 5.000 tổ hợp tác; trong đó, có 58 tổ hợp tác có đăng ký sản xuất kinh doanh.