Tân Lập là xã có lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc của huyện Bắc Quang. Trong những năm gần đây, bà con nông dân xã Tân Lập đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, dần đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính của địa phương. Trong 3 năm, từ 2010 – 2012, nhiều hộ gia đình của xã Tân Lập đã có nguồn thu từ 120 – 150 triệu đồng mỗi năm từ chăn nuôi gia súc.
Được giới thiệu là giống bí cho hiệu quả kinh tế cao hơn bất cứ loài cây gì nhưng lại dễ trồng nên hàng trăm hộ nông dân ở 2 huyện Ea Kar và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã phá bỏ các cây trồng khác để trồng giống bí đỏ Nhất Phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thế nhưng, đến kỳ thu hoạch mà ruộng bí chỉ cho năng suất vài tạ/sào, nông dân lỗ nặng.
Cùng với cây keo, cây mía đã đứng vững trên đồng đất huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Cứ qua mỗi mùa, cây mía cho thêm năng suất và chữ đường cao. Năm nay, nông dân Ba Tơ lại có thêm một mùa mía ngọt (ngọt về giá và cả chất lượng đường)...
Sợi miến nhỏ, trắng, sạch, dai, nấu không bị nát..., đó là những đặc điểm của miến ở xã Hùng Lô (TP. Việt Trì, Phú Thọ). Không chỉ tiêu thụ trong nước, vài năm gần đây miến Hùng Lô còn được xuất đi Đài Loan, Hàn Quốc...
Trước đây, nói đến vải chín sớm, người ta thường chỉ nghĩ đến vùng đất Thanh Hà (Hải Dương), sau có thêm ở Bình Khê (Đông Triều). Nhưng nay, cùng với những thương hiệu ấy, còn có cả vải chín sớm Phương Nam (Uông Bí) nữa... Với ưu điểm vượt trội: Quả to, cùi dày, hạt mỏng, vị ngọt thơm, và nhất là lại chín sớm hơn so với các loại vải khác từ 1-2 tháng, vải chín sớm Phương Nam đang từng bước khẳng định uy tín trên thị trường...
Ông Võ Tiến Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) chia sẻ, cây dưa lê được nông dân cần mẫn ươm trồng mỗi năm 2 vụ trên đất cát pha luôn cho năng suất cao. Nắng càng gắt, càng khét thì dưa càng nhanh lớn và ngọt lừ.
Tại ĐBSCL nhiều gia trại và trang trại nhờ nuôi giống vịt siêu thịt (Supper M - Vigova) đã trở nên giàu có. Sự thành công này cũng giúp vùng đất màu mỡ miền Tây dần hình thành nhiều nhóm, hội nuôi vịt siêu thịt bán thâm canh và thâm canh theo hướng an toàn sinh học (ATSH)…
Chỉ 5 tháng thả nuôi cá lóc trên diện tích 1.000 m2 mặt nước, nông dân huyện Trà Cú (Trà Vinh) thu lãi ròng hơn 100 triệu đồng, còn trồng mía suốt một năm chỉ thu khoảng 2 triệu. Vì lợi nhuận cao nên nhiều hộ đã kêu kobe (máy xúc) ủi mía để nuôi cá lóc.
Vài năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự thực hiện mô hình nuôi lươn trong hồ xi măng, mủ bạt đạt hiệu quả kinh tế cao, vươn lên khá giàu.
Sau giá lúa, giá gà, giá trứng giảm mạnh thì ở thời điểm này, giá nhiều loại rau, củ, quả cũng rớt thê thảm. Mỗi sào rau, cà chua, hành, mướp, bầu, bí, ngô... sau 2-4 tháng trồng vất vả chỉ thu được 1 - 3 triệu đồng. Công sức và tiền bạc đầu tư nhiều, gặt hái chẳng thấm vào đâu.