00:00 Số lượt truy cập: 3230474
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Được mùa ngô lai trên vùng cao Kỳ Sơn

Những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 này, bà con nông dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang bước vào mùa thu hoạch ngô. Ngô năm nay được mùa, đem về cho nhiều hộ nông dân nguồn thu đáng kể.


Hà Nội: Gần 2000 mô hình đạt thu nhập trên 200 triệu đồng/năm

Trong thời gian qua, các cấp Hội Nông dân TP Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau thực hiện mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo. Đây là động lực quan trọng trong việc vận động nông dân thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015".


Sơn La: Xóa nghèo bằng chăn nuôi

“Gia súc, gia cầm là tài sản lớn của nông dân miền núi. Giữ được cho đàn gia súc không mắc bệnh, chết là thiết thực giúp nông dân xoá nghèo”- ông Thào A Khua - Trưởng bản Cột Mốc, xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu (Sơn La) bảo vậy.


Thấp thỏm đầu ra cho hoa nhài

Thời điểm này, bà con nông dân các thôn Thanh Thủy, Đồng Giành, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang bước vào cuối vụ thu hoạch hoa nhài. Năm nay, thời tiết mưa nhiều, năng suất hoa nhài giảm nhưng được giá nên bà con rất phấn khởi.


Quảng Nam: Nghề trồng nấm cho thu nhập khá

Lợi thế của Quảng Nam là diện tích sản xuất lúa khá lớn, hàng năm cho một lượng rơm rạ khổng lồ, nhưng nhiều hộ dân chỉ biết sử dụng làm chất đốt, thức ăn cho trâu bò, đệm lót trong chăn nuôi để lấy phân hữu cơ, thậm chí rải đốt tại đồng ruộng; tuy nhiên, thời gian gần đây một số hộ nông dân đã biết tận dụng rơm như một nguồn nguyên liệu thích hợp để sản xuất nấm rơm, nấm sò, mang lại nguồn thu nhập khá.


Trồng mãng cầu gai thu lợi nhuận 200 triệu đồng/ha

Tân Phú Đông là huyện cù lao ven biển của Tiền Giang, do đất bị nhiễm phèn, mặn nên việc canh tác lúa, hoa màu không hiệu quả. Tuy nhiên, cây mãng cầu gai lại tỏ ra thích hợp với thổ nhưỡng của vùng đất này, với lợi nhuận đạt 150 - 200 triệu đồng/ha.


Bắc Kạn: Nuôi dê - hướng phát triển kinh tế phù hợp với địa phương miền núi

Nghề nuôi dê ở tỉnh Bắc Kạn đã có từ lâu nhưng chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, phương thức chăn thả quảng canh với giống dê cỏ địa phương năng suất thấp, trong khi điều kiện để mở rộng quy mô chăn nuôi dê với số lượng lớn hoàn toàn có thể. Mặc dù nhu cầu thị trường dê thương phẩm hiện nay rất cần nhưng đàn dê của tỉnh đang có chiều hướng giảm dần, năm 2010 Bắc Kạn có hơn 40 nghìn con thì đến năm 2013 chỉ còn gần 9 nghìn con. Nguyên nhân dẫn đến đàn dê giảm là do các giống dê địa phương cho năng suất thấp, con đẻ ra dễ chết, thiếu thức ăn, bà con không biết áp dụng kỹ thuật để nghề chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến dê non đẻ ra thường chết, thoái hóa giống, tầm vóc bé, khối lượng nhỏ, lớn chậm, sản lượng thịt không cao là do giao phối cận huyết(con đực giao phối với các con là anh em trong cùng một đàn).


Tạo sinh kế lâu dài cho người trồng rừng

Dự án phát triển lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Ngân hàng CSXH quản lý đã tạo sinh kế lâu dài cho hàng ngàn hộ khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.


Mật ngọt rừng Yên Thế

Cùng với những sản phẩm nổi tiếng như gà đồi, chè sạch, mật o­ng hoa rừng Yên Thế (Bắc Giang) sản xuất tại CLB nuôi o­ng xã Hồng Kỳ được nhiều người biết đến bởi ưu thế đặc sánh, sạch, thơm tinh khiết.


Nuôi dê để cải thiện cuộc sống

Nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành (Bù Đốp - Bình Phước) đang phất lên nhờ kết hợp trồng tiêu và nuôi dê. Với lợi thế vốn đầu tư ít, dê thương phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nên mô hình này đang được nhân rộng.


<< < 63 64 65 66 67 > >>