Nếu như Lục Yên (Yên Bái) có cá bỗng, thành phố Yên Bái và Văn Yên có cá chiên, Mù Cang Chải có cá hồi, Yên Bình có cá tầm… thì ba ba đã thành thương hiệu riêng có của Văn Chấn.
Mô hình nuôi lợn Móng Cái là một trong 3 mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn được TP Móng Cái (Quảng Ninh) triển khai rất thành công trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.
Những năm gần đây, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được triển khai mạnh mẽ ở huyện Mỹ Lộc nhằm khai thác tối đa tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho nông dân. Trong đó, trồng ớt cay xuất khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng đi mới cho người nông dân nơi đây.
Với lợi thế là xã đầu nguồn sông Tiền, tận dụng nguồn thức ăn thiên nhiên sẳn có, trong những năm qua, các hộ nông dân xã đầu nguồn Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, An Giang) đã áp dụng thành công nhiều mô hình chăn làm ăn nuôi hiệu quả. Điển hình là mô hình nuôi trăn thương phẩm.
Trên địa bàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) hiện có hơn 30 hộ dân chuyên làm công việc mua trâu, bò gầy về nuôi vỗ béo, sau đó họ bán ra thị trường và hưởng mức lãi suất 5 - 20 triệu đồng/con. Đó không đơn thuần là chăn nuôi mà điều quan trọng hơn là tư duy về sản xuất hàng hóa của bà con các dân tộc vùng cao Si Ma Cai đã hình thành và ngày càng tiến bộ.
Nhằm giúp người dân thêm điều kiện thoát nghèo, đầu năm 2012, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Mường Chà (Điện Biên) đã triển khai dự án nuôi dê núi tại 8 xã: Sa Lông, Mường Mươn, Ma Thì Hồ, Sá Tổng, Pa Ham, Nậm Nèn, Huổi Mí và Hừa Ngài. Tham gia dự án có 493 hộ dân.
Bưởi là cây trồng phát triển mạnh và cho hiệu quả cao mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều gia đình trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Thanh Hối là xã vùng trọng điểm bưởi đỏ, bưởi da xanh. Diện tích bưởi của xã tăng nhanh, từ 15 ha mấy năm trước đã lên 54 ha.
Thời gian gần đây, mô hình nuôi cừu lấy thịt đã được nhiều hộ dân trong tỉnh Đắk Lắk quan tâm và đạt được những thành công, bước đầu đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
An Thủy (Ba Tri) và Bình Thắng (Bình Đại) được xem là 2 làng nghề thủy sản đặc trưng của Bến Tre. Hàng năm, một lượng lớn sản phẩm thủy sản được sản xuất và bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhưng giá trị kinh tế lại không cao. Một trong những nguyên nhân chính là hầu hết sản phẩm của làng nghề được bán đại trà, không có thương hiệu riêng.