00:00 Số lượt truy cập: 3231405
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Trồng nấm rơm mùa mưa

Nghề trồng nấm rơm ở Chợ Mới (An Giang) đã có từ lâu đời, nhất là ở các xã: Long Giang, Long Kiến… Dù trồng nấm rơm theo phương pháp cổ truyền hay hiện đại, những hộ dân ở đây cũng đều có thu nhập khá ổn định từ việc tận dụng nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa.


Tri Hải (Ninh Thuận): Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng măng tây xanh

Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao, sau một thời gian tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số địa phương và nhận thấy điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, tháng 8-2012, 10 hộ dân ở thôn Tri Thủy 1 đã chuyển đổi 2 ha đất trồng hoa màu cho năng suất thấp sang trồng măng tây xanh.


Trồng hoa, cây cảnh - hướng làm giàu của nông dân Xuân Quan

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc dồn thửa đổi ruộng, quy hoạch nông thôn mới, ngay từ những năm đầu, cán bộ, hội viên nông dân xã Xuân Quan - huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên đã hưởng ứng tích cực trong việc dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng hoa, cây cảnh và các cây có giá trị kinh tế cao để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.


SẢN XUẤT NẤM ĂN Ở THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

Trong những năm qua, mô hình trồng nấm ở thành phố Phủ Lý đã được nhân rộng trên địa bàn. Mô hình này đã giúp một số hội viên nông dân phát triển kinh tế, tận dụng được các nguyên liệu sẵn có và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.


Quảng Ngãi: Biến hố bom thành ao nuôi cá

Ở Quảng Ngãi, từng là những mảnh đất chi chít hố bom do chiến tranh để lại, nhưng nay, nhiều người dân đã dùng chính các hố bom này để phát triển kinh tế gia đình. Ở Ba Tiêu (Ba Tơ) và Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa), từ đáy những hố bom đau thương, xé toạt lòng đất… đã sinh sôi những chồi lộc mới, sự sống mới.


Phát triển đàn bò lai ở Văn Luông (Phú Thọ)

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít. Từ cuối năm 2009, nhận thấy việc nuôi bò, nhất là bò lai Sind, Zebu mang lại hiệu quả kinh tế cao, không ít gia đình ở đây đã đầu tư vào nuôi bò với mong muốn thoát nghèo, vươn lên làm giàu.


Vũng Liêm (Vĩnh Long): Phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi

Đa dạng hóa cây trồng - vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, “bắt tay” doanh nghiệp tạo đầu ra cho nông sản là cách làm bài bản mà huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) đang định hướng thực hiện trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp nhằm hướng tới nền nông nghiệp bền vững.


Hiệu quả từ mô hình nuôi dê ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa)

Những năm gần đây, mô hình nuôi dê lấy thịt ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đang được nhân rộng và trở thành mô hình sản xuất bền vững quy mô hộ gia đình, mở ra nhiều triển vọng cho người dân địa phương. Nhất là từ khi có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ các Chương trình 30a, 135 của Chính phủ.


Những triệu phú từ nghề ấp trứng và chăn nuôi vịt

Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.


Nông dân vùng nuôi tôm có thu nhập ôn định nhờ trồng màu trên bờ bao

Mô hình trồng màu trên bờ bao vuông nuôi tôm nước lợ ở tỉnh Sóc Trăng phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây. Đây là mô hình rất hiệu quả, vừa giúp bà con ổn định cuộc sống khi con tôm bị dịch bệnh, vừa chống được xói lở đất bờ bao trong mùa mưa và góp phần cải thiện môi trường.


<< < 76 77 78 79 80 > >>