00:00 Số lượt truy cập: 3231471
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Quảng Ngãi: Mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bằng thức ăn viên giúp bà con sản xuất hiệu quả

Nhằm tận dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống thu nhập cho bà con nông dân, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình “Nuôi cá trắm cỏ trong lồng có bổ sung thức ăn viên” tại xã Tịnh Sơn - nơi có dòng sông Trà Khúc chảy qua.


Thanh Hoá: Hiệu quả bước đầu từ trồng cây thức ăn chăn nuôi

Những năm qua ở Thanh Hoá, chăn nuôi các loại gia súc, như: Trâu, bò thịt, bò sữa, dê... để sinh sản, lấy thịt, lấy sữa đang là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc đang là một trong những nguyên nhân khiến khả năng sinh sản và cho thịt của con nuôi bị hạn chế.


Kim Động (Hưng Yên): Khai thác tiềm năng vùng bãi để phát triển đàn bò

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.


Thu nhập khá từ nghề nuôi ong lấy mật

Hiệu quả kinh tế từ nuôi o­ng lấy mật mang lại đã khiến nhiều hộ gia đình xã Thuận Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) nỗ lực phát triển đàn o­ng để nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng thương hiệu mật o­ng miền tây Quảng Bình.


Quỳnh Lâm (Thái Bình): Ðiểm sáng phát triển trang trại

Xã Quỳnh Lâm (Quỳnh Phụ - Thái Bình) được phù sa của sông Luộc bồi đắp nên đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; là một trong những xã chủ lực phát triển diện tích cây màu của huyện. Trong những năm gần đây, Quỳnh Lâm còn là xã đi đầu trong việc phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, mang lại đời sống ấm no cho người nông dân.


Tiền Giang: Hợp tác xã Sơ Ri Gò Công: Trong khốn khó vẫn có hy vọng

Hợp tác xã (HTX) sơ ri Gò Công được thành lập vào năm 2008 với hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ trái sơ ri ở khu vực Gò Công. Lúc đầu, HTX có 3 tổ sản xuất gồm Thuận An, Xóm Dinh, Gò Tre với 84 xã viên trên diện tích sản xuất gần 20 ha.


Hiệu quả từ mô hình hỗ trợ nông dân

“2 năm qua, nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, những hộ trồng xoài trên địa bàn xã có thu nhập khá hơn. Với nguồn vốn có được, chúng tôi thực hiện cải tạo vườn tược, học hỏi kỹ thuật xử lý để xoài cho nhiều quả với chất lượng thơm ngon như thời điểm chính vụ” – ông Nguyễn Văn Hải, Tổ trưởng Tổ hợp tác Chương trình vay vốn trồng xoài ra hoa trái vụ xã Vĩnh Xương (TX. Tân Châu - An Giang), chia sẻ về hiệu quả của chương trình này.


Quỳnh Phụ (Thái Bình): Hướng đi mới trong phát triển gia trại

Thỏ là vật dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công sức, vốn ít, có thể tận dụng thức ăn ngay tại địa phương, nhu cầu thị trường rất lớn, đang là một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của nhiều hộ nông dân ở Quỳnh Phụ (Thái Bình).


Hòa Vang (Đà Nẵng): Khởi sắc những vùng rau

Sau rất nhiều nỗ lực, ngành nông nghiệp và bà con nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã xây dựng thành công các vùng rau an toàn. Tại các vùng rau này, không chỉ lượng lớn rau sạch cung cấp thường xuyên cho thị trường mà hàng trăm hộ nông dân cải thiện được thu nhập từ trồng rau.


Mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả cao

Kinh tế chủ yếu của xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong những năm qua, tận dụng nguồn nguyên liệu rơm sẵn có tại địa phương, người dân An Ngãi Trung trồng nấm rơm và bước đầu đạt một số kết quả.


<< < 77 78 79 80 81 > >>