1.Thả giống
-Mật độ thả: Mật độ thả giống tùy thuộc vào kích cỡ sò huyết.
+ Đối với sò giống có kích cỡ trên 60.000 con/kg thì mỗi ha thả khoảng 180-300 triệu con.
+ Đối với sò giống cỡ 40.000 con/kg thì thả lượng giống là 135-150 triệu con/ha.
+ Đối với sò giống cỡ dưới 20.000 con/kg thì thả khoảng 72-108 triệu con/ha.
-Thời điểm thả giống: Thời điểm thả giống phải thích hợp, không được thả khi thủy triều rút mạnh, tránh sò bị cuốn trôi ra biển. Thời vụ thả giống từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch là thích hợp nhất. Nên thả giống lúc sáng sớm, để sò có thời gian chui xuống bùn. Có thể dùng thuyền để rải giống đều khắp mặt vuông (hoặc ao lắng).
Lưu ý: Quyết định mật độ thả con giống dựa vào những nguyên tắc sau:
-Triệt để tận dụng khả năng sản xuất tại vùng biển có đầm nuôi sò, nơi mà phần lớn các yếu tố hữu quan đều không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sò.
-Sò giống nếu thả quá dày thì lượng thức ăn cung cấp cho sò không đủ, làm hạn chế tốc sộ dinh trưởng, ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch. Mật độ thả giống phụ thuộc vào điều kiện của vùng nuôi và phụ thuộc vào kích cỡ con giống, đặc điểm từng vùng.
Trung bình nên thả sò với số lượng như sau:
Kích cỡ sò (con/kg) | Số lượng giống (kg/ha) |
300 - 400 | 13.500 - 15.000 |
400 - 600 | 10.500 - 12.000 |
600 -800 | 9.000 - 10.500 |
800 - 1000 | 7.500 - 9.000 |
1000 - 1200 | 6.000 - 7.500 |
1200 - 1800 | 3.000 - 4.500 |
2. San thưa sò giống
-Trong quá trình nuôi dưỡng, phải tiến hành san thưa sò giống. Lần san thưa đầu tiên là khi sò giống mới được khai thác. Sau khi rửa sạch, chia nhỏ số lượng để thả nuôi trở lại.
-Làm sạch thực chất là hình thức tập luyện cho sò giống thích ứng với hoàn cảnh sống mới, hơn nữa loại bỏ được những sinh vật gây hại như loại ốc ngọt.
-Nuôi thả có thể thực hiện bằng cách mở rộng diện tích, hoặc di chuyển một bộ phận sò giống đến nơi khác nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của sò.
-Sò giống sống ở tầng mặt, chiều dài trung bình khoảng 0,5-0,6cm, độ sâu của huyệt khoảng 0,5cm, về sau tùy thuộc vào sự tăng trưởng của từng cá thể mà độ nông sâu của huyệt sẽ khác nhau.
-Sò giống có khả năng di chuyển ngang mặt nước, chúng di chuyển nhiều nhất khi có kích cỡ dưới 0,1cm, lúc này người nuôi sò phải để ý xem sự phân bố của sò giống có đều hay không, tránh trường hợp sò bị túm tụm quá nhiều sẽ tìm cách di chuyển ra khỏi đầm nuôi.
-Trong quá trình nuôi cần chú ý đến sự thay đổi các yếu tố của môi trường nước, nhất là nồng độ muối. Vào mùa mưa ở các vùng gần cửa sông, nồng độ muối thường giảm đột ngột ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của sò.
-Màu sắc của bãi nuôi và sự sinh trưởng của sò có liên quan theo một qui luật:
+ Mặt bãi màu đen hoặc hơi nâu sẽ có nhiều sinh vật làm thức ăn cho sò, giúp sò huyết sinh trưởng nhanh.
+ Mặt bãi màu xanh hoặc vàng, chứng tỏ các loại tảo đáy mọc dày, không có lợi cho sò huyết.
+ Mặt bãi màu trắng, chứng tỏ có sóng lớn cuốn trôi bùn ra khỏi bãi.
-Hàng ngày nên thường xuyên kiểm tra bãi sò, các hệ thống lưới, đăng chắn… để kịp thời sửa chữa nhằm hạn chế những bất lợi cho hoạt động sống của sò huyết.
-Trong quá trình nuôi nên định kỳ cào sò xung quanh lưới chắn để san thưa, vì sò thường tập trung xung quanh lưới chắn. Việc cào sò để san thưa cũng giúp tiêu diệt được địch hại.
III.Thu hoạch
-Sò huyết nuôi sau khoảng 1 năm thì có thể thu hoạch. Kích cỡ sò huyết thu hoạch phổ biến là 40-60 con/kg.
-Cách thu hoạch sò: Dùng cào tay hoặc cào máy để thu hoạch và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
-Việc thu hoạch có thể tiến hành quanh năm, tùy theo thị trường, nhưng tốt nhất nên thu hoạch vào thời điểm sò thành thục sinh dục để sẽ cho sản phẩm có chất lượng cao./.