II. Thời vụ gieo trồng: Ngô có thể trồng quanh năm, nhưng tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để có các thời vụ khác nhau. Các thời vụ chính như sau:
1. Vụ xuân: Gieo từ 20/1 - 20/2.
Vụ này là vụ thuận lợi nhất trong năm nên ngô thường cho năng suất cao vì vậy cần bố trí các giống như: Bioseed 9698, Bioseed 9797, CP 888, CP 999, C919, LVN 10.
2. Vụ hè thu: Tranh thủ gieo trước ngày 30/6, không nên gieo sau ngày 10/7. Gieo trồng những giống ngô chịu hạn, chịu nóng tốt, năng suất cao như: Bioseed 9698, C919, CP888
3. Vụ đông: Gieo từ 25/8 - 5/10.
- Trên đất màu nên bố trí các giống Bioseed 9797, CP 888, CP 999, CP 989, C 919, LVN 10, NK 66, NK 6654, CPA 88, CP 333, LVN 14,...
- Trên đất 2 vụ lúa gieo trồng các giống như : CP 999, CP 989, Bioseed 9797, C 919, LVN 10, NK 66, NK 6654, CPA 88, CP 333, LVN 14,..
4. Vụ đông xuân: Gieo từ 01 - 10/11.
Gieo trồng các giống C 919, Bioseed 9797, MX2, ngô nếp địa phương. Thu họach vụ đông xuân, tiếp tục gieo trỉa vụ ngô xuân hè từ 25/3 - 15/4 (thời vụ này áp dụng cho các vùng đất bãi ven sông)
III. Chọn đất và làm đất
1. Chọn đất: Đất chủ động tưới tiêu, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng.
2. Làm đất
2.1. Vùng đất cát ven biển, màu đồng, đất màu bãi: Cày bừa đất nhỏ, sạch cỏ - có thể lên luống gieo 2 hàng hoặc 1 hàng ngô.
- Luống 2 hàng ngô mặt luống rộng 90 - 100cm.
- Luống 1 hàng ngô mặt luống rộng 40 - 50cm (chỉ áp dụng cho những ruộng thoát nước kém).
2.2. Đất 2 lúa tranh thủ gặt xong làm ngay.
- Cắt rạ sát mặt đất, dọn rạ lên bờ.
- Cày đất úp thành luống mỗi luống rộng 40 - 50cm (mỗi bên khoảng 3 đường cày úp vào nhau) đặt một hàng. đặt hai hàng thì luống rộng 90 - 100cm.
- Sau đó dùng cào sửa lại luống và vét rãnh để tháo cho kiệt nước.
- Đặt bầu hoặc gieo hạt theo hàng.
IV. Phân bón cho ngô
1. Lượng phân bón cho một sào(500m2):
Trồng mật độ thường (2200-2300 cây) Trồng mật độ cao (3200-3500 cây)
Dùng phân đơn Phân chuồng 4-5 tạ Phân chuồng 6-7 tạ
Urê 15-17,5 kg Urê 22-23kg
Phân lân 20-25 kg Phân lân 30-35kg
Kali 6-7,5kg Kali 8-10kg
Vôi bột 20-25kg Vôi bột 20-25kg
Dùng phân tổng hợp N:P:K Phân chuồng 4-5 tạ Phân chuồng 6-7tạ
N:P:K (8:10:3) 30-35kg N:P:K (8:10:3) 45kg
Urê 10kg Urê 15kg
Kali 4kg Kali 6kg
Vôi bột 20-25kg Vôi bột 20-25kg
2. Phương pháp bón
2.1. Bón phân đơn
- Vôi bột bón trước khi cày bừa làm đất lần 1.
- Bón lót theo hàng ngô toàn bộ phân chuồng, phân lân super +30% đạm Urê đối với ngô trồng bầu, 15% đối với ngô gieo hạt.
- Bón thúc lần một khi ngô đạt 4 - 5 lá đối với ngô trồng bầu, ngô trồng hạt 3-4lá.
+Urê: 50% số đạm còn lại.
+Kali: 50% số kali cả vụ.
Bón theo hàng ngô cách xa gốc ngô 10 cm.
- Bón thúc lần 2 khi ngô đạt 8 - 10 lá, bón cách gốc xa 15cm.
+Urê : Số phân urê còn lại.
+Kali : Số phân kali còn lại.
2.2.. Nếu dùng phân NPK:( 8:10:3)
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và NPK
- Bón thúc lần 1: Khi ngô 4 - 5 lá.
+Urê: 50% urê bổ sung.
+Kali: 50% kali bổ sung.
- Bón thúc lần 2: Khi ngô 8 - 10 lá. Số phân đạm và kali còn lại.
V. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc
1. Kỹ thuật gieo trồng
1.1.Mật độ, khoảng cách: Sau khi ta cày bừa lên luống xong. Rạch hàng bỏ phân, lấp phân và tiến hành gieo hạt (tránh hạt tiếp xúc với phân) theo mật độ sau:
1.1.1. Mật độ thường
- Mật độ 2200 - 2300 cây/sào.
- Lượng giống gieo 15 - 20kg/ha tuỳ giống.
Dự phòng một số hạt để dặm, đúc vào bầu để trồng dặm
- Hàng x hàng 70cm, cây x cây 25 - 30cm gieo 1 hạt
- Hàng x hàng 60cm, cây x cây 40cm, gieo 1 hạt
1.1.2.Mật độ cao
- Hàng x hàng 60cm, cây x cây 22-25cm/hạt (bầu)
- Mật độ khoảng 3200- 3500 cây/sào (thương trồng bầu ngô, mạ ngô)
1.2. Đất ướt (đất 2 lúa): Để đảm bảo thời vụ ta tiến hành gieo ngô bầu hoặc mạ ngô.
1.2.1.Cách làm ngô bầu: Trộn đất với phân chuồng hoai tỷ lệ 3 đất 1 phân để trồng một sào ngô với mật độ thường ta cần có: 0,3 m3 đất và 1 tạ phân chuồng hoai mục + 2kg super lân trộn đều đất phân xong đóng vào bầu. Nếu trồng ngô mật độ cao cần tăng lượng đất, phân để làm bầu.
- Bầu có thể dùng nilông, bìa cứng, lá bàng ta cuộn thành bầu.
- Sau khi đóng bầu xong ta tra ngô vào mỗi bầu một hạt ngô ở giữa bầu, tra với độ sâu 2cm bỏ đất bột lấp hạt xong xếp thành từng ô để chăm sóc và bảo quản chim, chuột - tưới nước đủ ẩm.
1.2.2. Cách làm mạ ngô: Cũng nguyên liệu như trên ta cho nước vào đảo đều xong rải đều trên nền đất cứng hoặc sân gạch, với độ dày từ 5 - 7cm để se bùn rồi dùng dao cắt ô bàn cờ theo kích thước sau: 7 x 7 x 7cm hoặc 5 x 5 x 5cm.
- Dùng ngón tay ấn xuống giữa ô ở độ sâu 2cm xong tra hạt vào và rắc đất bột lên che hạt.
- Làm xong ta che chắn chim, chuột và tưới nước đủ ẩm để ngô phát triển tốt. Sau gieo 3 - 4 ngày ta tiếp tục cắt lại ô để rễ ngô không ăn qua từ bên này sang bên kia ô.
Lưu ý: Khi cây ngô đạt 2 lá phải đem ra ruộng trồng ngay, nếu để chậm sinh trưởng và phát triển giai đoạn sau sẽ rất yếu.
- Đối với ngô mật độ cao khi đặt bầu chú ý cho lá ngả ra ngoài mép luống, vuông góc với hàng và không che khuất nhau để mọi cây ngô đều phát huy tối đa khả năng quang hợp tích luỹ chất
2. Chăm sóc ngô
- Khi ngô lên 2 - 3 lá kiểm tra nếu bị mất cây thì kịp thời dặm vào để đảm bảo mật độ đối với ngô gieo thẳng bằng hạt.
- Khi ngô 3 - 4 lá (ngô trồng hạt) 4-5 lá (ngô trồng bầu) bón thúc lần 1 và xáo xới để đất khô ráo, thông thoáng giúp ngô phát triển tốt.
- Khi ngô 8 - 10 lá vun cao gốc và kết hợp bón thúc lần 2.
- Đất khô hạn nếu có điều kiện nên tưới nước để ngô phát triển tốt cho năng suất cao.
- Nếu trời mưa to làm cho đất ướt thì cần tháo khô nước, xới xáo để ngô không bị úng nước, nhất là thời kỳ cây con.
VI. Phòng trừ sâu bệnh
1. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM: Luân canh cây trồng, tăng cường bón vôi, vệ sinh đồng ruộng, phát bờ thu gom tàn dư vụ trước, gieo trồng đúng mật độ, bón phân cân đối, hợp lý.
2. Phòng trừ một số sâu, bệnh thường gặp:
2.1. Sâu xám: Phá hoại khi ngô còn nhỏ gặm lá, cắn đứt ngang cây làm giảm mật độ.
* Biện pháp phòng trừ : Khi mới xuất hiện có thể tổ chức bắt bằng tay vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm.
Thuốc hoá học: Padan, Basudin, Decis, Regent, Match ... dùng theo hướng dẫn ngoài bao bì.
2.2. Sâu đục thân ngô: Phá hoại từ khi ngô 6 - 7 lá đến chắc hạt.
* Biện pháp phòng trừ: Ngoài áp dụng các biện pháp IPM ta có thể dùng các biện pháp hoá học. Ta dùng các loại thuốc như: Basudin 5H, hoặc Padan 95SP, Regent (800WG)... phun thuốc khi sâu ở thời kỳ tuổi nhỏ. Có thể dùng Basudin 5H rắc thuốc vào ngọn ngô theo khuyên cao trên bao bì khi ngô xoáy nõn để phòng trừ.
2.3. Rệp ngô: Rệp ngô thường phá hoại ở thời kỳ 9 - 10 lá đến khi ngô phun râu trổ cờ chủ yếu là nõn lá, bẹ lá, bông cờ.
* Biện pháp phòng trừ: Phát hiện sớm để xử lý vì lúc này ngô đã cao nên khó phun thuốc. Có thể dùng Trebon 10EC, Bassa 50ND. Actara 25WG, Padan 95SP... theo liều hướng dẫn trên bao bì.
2.4. Bệnh khô vằn: Do nấm gây hại: Bệnh phát sinh gây hại từ bẹ lá lên lá, lá bi khi thời tiết nóng ẩm phát triển mạnh ở thời kỳ ngô phun râu.
- Biện pháp phòng trừ: Luân canh, bón phân cân đối, mật độ đúng quy định. Dùng thuốc hoá học khi bệnh mới xuất hiện như Valydacin 5L, Anvil 5SC, Tilt super 30ND , Ridomil 68WP... phun theo liều khuyến cáo trên bao bì.
2.5. Bệnh đốm lá: Bệnh này do nấm gây hại, vết bệnh có hình bầu dục, có màu nâu viền vàng, bệnh phát triển làm khô lá. Bệnh thường phá hoại khi ngô có từ 6 lá trở lên.
- BPPT: Dùng Bavistin 50FL, Ridomin 68WP, Tilt super 30ND, Benlat 50WP, Flasl 75WP..... phun theo liều khuyến cáo trên bao bì.
VII. Thu hoạch và bảo quản
1. Thu hoạch: Dựa vào thời gian sinh trưởng, màu sắc của lá và chín của hạt để xác định thời điểm thu hoạch. Khi ruộng ngô đã có những biểu hiện sau là có thể thu hoạch được.
+ Lá từ xanh chuyển sang màu vàng .
+ Hạt cứng.
+ Hạt có chấm sẹo màu đen ở chân hạt.
2. Phơi sấy và bảo quản
- Trời nắng phơi cả bông hoặc tách hạt ra phơi.
- Trời mưa kéo dài buộc lại từng cụm 1 treo lên nơi thoáng để ngô khô nhờ gió không bị nảy mầm.
- Cũng có thể làm như trên treo xung quanh bếp, khi nào trời nắng đem ra phơi tiếp, cho đến khi độ ẩm hạt ngô dưới 14%.
- Bảo quản: Ngô phơi khô cho vào chum vại, thùng, phủ 1 lớp giấy báo rồi dùng lá xoan phơi khô phủ lên hoặc tro. Xong lấy bao nilon buộc chặt miệng lại.