00:00 Số lượt truy cập: 3227543

Một số bài thuốc nam chữa bệnh hồng lị ở gia súc 

Được đăng : 03/11/2016

Bài 1: Chữa tiêu chảy ra máu


Rau sam tươi: 250g

Nước: 600ml

Đun sôi, sắc và cô đặc còn 100ml, dùng trong ngày. Nếu để bảo quản lâu hơn thì cho thêm 0,5g Natribenzoat hay 0,03g Nipagin đóng ampul hàn và hấp tiệt trùng.

Bài 2:

Rau sam tươi: 100g

Cỏ sữa tươi: 100g

Cỏ nhọ nồi: 20g

Rau má: 20g

Nước: 600ml

Các nguyên liệu trên rửa sạch, đun sôi, sắc và cô đặc còn 200ml. Cho gia súc uống trong ngày.

Rau sam mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nơi ẩm ướt mọc càng khỏe và nhanh. Nhân dân ta và cả người Pháp vẫn thường trồng làm rau ăn vì nó có vị chua, dễ chịu. Vào những tháng hè, thu (tháng 5-7) nhân dân thường hái cả cây, có thể cắt bỏ rễ rồi rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô. Nhân dân ta thường dùng tươi, nhưng theo kinh nghiệm của người Trung Quốc, trước khi phơi hay sấy khô, rau sam tươi hái về lập tức nhúng ngay vào nước sôi (có thể đồ) lấy ra ngay, rửa nước cho sạch nhớt, rồi mới phơi hay sấy khô, khi dùng không phải chế biến gì khác.

+ Thành phần trong rau sam tuy chưa được nghiên cứu nhiều nhưng người ta cho rằng trong rau sam có chứa một ít hydrat cacbon, chất béo, protit và một ít vitamin C, men ureaza.

Theo tài liệu Trung Quốc cho biết: Cứ 100g rau sam có chứa 4900 UI vitamin A, 20UI vitamin B và 280 UI vitamin C.

Một số nghiên cứu khác lại cho rằng trong rau sam còn chứa glucozit, saponin. Ngoài ra rau sam còn chứa muối kali oxalat làm thông tiểu tiện nên có tác dụng giải độc.

+ Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho biết: nước sắc rau sam 25% có khả năng ức chế sự phát triển của vi trùng lị Shiga, vi trùng thương hàn. Dịch chiết rau sam bằng cồn Ethylic có tác dụng rõ trên trực khuẩn E.coli, lị, thương hàn.

+ Cấy vi khuẩn lị trong nước canh có rau sam qua nhiều thế hệ thấy vi khuẩn có hiện tượng kháng thuốc.

+ Rau sam còn có tác dụng với vi khuẩn ngoài da./.