1.Tỷ lệ trứng không phôi cao: do các nguyên nhân:
-Con đực vô sinh hoặc thiếu con đực.
-Do bệnh.
-Dinh dưỡng cho đàn gia cầm sinh sản kém.
-Chuồng bẩn dẫn đến bệnh của con đực.
-Con đực quá nặng.
2.Phôi chết sớm: do các nguyên nhân:
-Nhiều trứng bị rạn, bẩn.
-Rửa trứng và xông trứng không đúng quy trình.
-Thời gian bảo quản trứng quá dài hoặc điều kiện bảo quản không phù hợp.
-Do dinh dưỡng đàn sinh sản.
-Chế độ ấp không thích hợp.
-Đảo trứng không tốt.
3.Tỷ lệ trứng dính vỏ nhiều: có thế do:
-Bảo quản trứng quá lâu.
-Đảo trứng trong máy ấp ít.
-Biến chứng có bệnh truyền nhiễm.
4.Tỷ lệ trứng thối nhiều:
-Do chất độn chuồng hoặc ổ đẻ bẩn.
-Rửa trứng sai quy trình.
-Trước khi vào ấp trứng bị ướt.
-Khi bảo quản trứng độ ẩm quá cao.
5.Tỷ lệ trứng tắc cao
-Thiếu độ ẩm khi ấp và nở.
-Biến chứng của bệnh truyền nhiễm.
-Bảo quản trứng độ ẩm quá thấp.
-Khi ấp độ ẩm quá cao.
-Đảo trứng và xếp trứng vào ấp không phù hợp.
6.Nở quá sớm hoặc quá muộn: nhiệt độ khi ấp quá cao hoặc quá thấp so với yêu cầu.
7.Thời gian nở quá dài:
-Thiếu nhiệt ở giai đoạn ấp đầu.
-Trứng bảo quản quá lâu.
8.Nở con bị dính bẩn:
-Nhiệt độ và độ ẩm khi nở không phù hợp.
-Độ thông thoáng kém.
-Trứng thối không bị loại bỏ trong quá trình ấp.
9.Gia cầm nở ra bị khô:
-Khi ấp ẩm thấp, nhiệt cao.
-Thời gian ấp nở quá dài.
10.Gia cầm nở ra bị hở rốn: nhiệt khi ấp quá cao hoặc quá thấp.
11.Gia cầm chết nhiều khi nở:
-Do các bệnh truyền nhiễm.
-Khi chuyển ra máy nở xếp trứng quá dày.
-Thông thoáng máy nở kém.
-Công tác vệ sinh máy nở không tốt./.