00:00 Số lượt truy cập: 2692236

Nuôi cua trong ruộng lúa 

Được đăng : 03/11/2016

1.     Ương cua giống

Cỡ ấu thể mắt to cỡ 140-160.000 con/kg, thả 0.3-0.5 kg/mẫu hay cua thời kỳ 3-5 thả 20-30.000 con/mẫu, sau 4-5 tháng nuôi đạt cỡ cua giống 120-200 con/kg, năng suất 10-15.000 con/mẫu.


1.     Nuôi cua thịt

Cỡ cua giống 150-200 con/kg, thả 750con/1000m2 hoặc cỡ giống 3000-6000 con/kg thả 1500-1800 con/1000m2 tới mùa thu thì thu hoạch, loại giống đầu đạt 125-150g/con, loại giống nhỏ đạt khoảng 100 g/con. Năng suất 600kg/ha.

Tiêu độc ruộng, trồng cỏ trong mương.

Trước khi thả giống dùng vôi sống 75-105kg/100m2 tôi xong hoà nước té đều khắp mương, dùng bột chlorin nồng độ 2mg/l té đều khắp mương.

Trồng cỏ: Có thể trồng các loại cỏ nươớ phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái,… diện tích che phủ của cây trồng chiếm 1/3 đến 1/4 diện tích mặt nước.

Thời gian thả giống cua giống vào tháng 2 đến tháng 4, ruộng ương cua giống thả vào tháng 5-6.

Yêu cầu con giống: Cần khoẻ mạnh, không thương tật. Cố gắng mua giống ở nơi gần nhất, không mua ở nơi đang có dịch bệnh.

Cần thả giống vào mương nuôi tạm trước lúc cấy lúa để kéo dài thời gian sinh trưởng của cua. Lúc cấy xong đợi đến thời kỳ lúa con gái thì tăng nứơc lên ruộng lúa để cua lên ruộng ăn.

2.     Nuôi dưỡng quản lý

Cua sống là động vật ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Về cơ cấu thành phần thức ăn nuôi cua nên thực hiện nguyên tắc vừa thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của cua, vừa phải giảm giá thành, tìm nhiều cách giải quyết thức ăn nuôi cua.

Lợi dụng ưu thế về nguồn nước, nhiệt, ánh sáng của ruộng lúa để gây nuôi thức ăn tự nhiên. Trước khi thả cua bột thực hiện bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để gây các loại động vật phù du (luân trùng, chân mèo,…) làm thức ăn cho cua con. Tháng 4-5 thả ốc giống vào ruộng với lượng: 450-600 kg/1000m2 làm thức ăn cho cua cỡ lớn, cũng có thể thả tôm càng đang mang trứng (tôm ôm trứng) để sinh sản thành tôm con làm thức ăn.

Nên dùng loại thức ăn chế biến, loại đã chế thành hạt vừa có chất lượng dinh dưỡng cao, vừa không gây ô nhiễm môi trường. Nơi có điều kiện có thể tận dụng cá tạp và phế thải động vật làm thức ăn rẻ tiền cho cua.

Cần dựa vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để cho ăn hợp lý.

Từ tháng 3 đến tháng 5 cua mới bắt đầu ăn, lượng ăn còn ít, nên cho ăn thức ăn tinh là chính, làm thành các nắm bột nhão nhỏ cho ăn.

Từ tháng 6 đến tháng 9, nhiệt độ cao, cua ăn khoẻ, mau lớn cần cho ăn thêm rong cỏ, khoai sắn và thức ăn xanh khác, cho ăn nhiều thức ăn viên và 1 lượng thoả đáng cá tươi hoặc thức ăn động vật khác.

Từ tháng 10 về sau, cần cho ăn tăng thức ăn động vật để thoả mãn nhu cầu tích luỹ dinh dưỡng của động vật nuôi.

-          Xây dựng kế hoạch thức ăn cả năm:

Từ tháng 2 đến tháng 5 chiếm 20%, từ tháng 6 - tháng 9: 70%, từ tháng 10 trở đi còn 10% lượng thức ăn cả năm.

·        Cụ thể cách cho ăn: Lượng cho ăn hàng ngày cho cua bột lúc đầu từ 100-120% thể trọng cua, giảm dần còn 20-30% với cua con; ở thời kỳ 3 là 10%; ở thời kỳ 5 tới lúc thành cua giống.

Mỗi ngày cho ăn 5-6 lần. Lượng cho ăn hàng ngày ở giai đoạn cua thịt từ 3-8% thể trọng cua, mỗi ngày cho ăn 2-3 lần, phải dùng thức ăn còn tươi tốt, không dùng thức ăn đã bị mốc biến chất.

Cần định điểm cho ăn là chính, cứ 1000m2 ruộng cho ăn từ 5-7 chỗ cố định. Thức ăn rải đều, sáng cho ăn 20-40%, chiều cho ăn chính là 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.

Cần căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều tiết lượng cho ăn hàng ngày một cách linh hoạt.

·        Điều chỉnh chất nước: Thường xuyên giữ nước ruộng sâu từ 5-10cm, nếu cạn phải cho thêm nước. Nước quá béo phải thay. Từ tháng 6 đến tháng 9, cách 2 ngày thay nước 1 lần, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 10 trở đi mỗi tuần thay nứơc 1 lần. Mỗi lần thay 1/4-1/3 lượng nứơc ruộng, tháo nước cũ phải đưa luôn nứơc mới vào. Định kỳ bón vôi để bổ sung lượng vôi trong nước, nói chung 15-20 ngày làm 1 lần, lượng dùng vôi sống 22kg/100m2 tôi xong hoà nứơc té đều.

Điều chỉnh cỏ nước ở mật độ nhất định.

Thường cho thêm cỏ nước vào mương để giữ được tác dụng làm thức ăn, làm vật ẩn náu và hạ nhiệt.

·        Chú ý phòng bệnh: Định kỳ rắc vôi, loại bỏ thức ăn thừa, xác cua chết, đảm bảo chất nước trong sạch. Khi phát hiện có bệnh phải cáhc ly con bệnh ngay và phải chữa trị kịp thời.

·        Hàng ngày phải cử người chuyên trông nom, để phòng mất trộm, phòng cua đi mất, phải ghi chép nhật ký đầy đủ để phục vụ tổng kết kỹ thuật, kinh nghiệm và giáo huấn.

3.     Thu hoạch

Thu hoạch cua sông chủ yếu vào tháng 10./.