Trong đầm Thị Nại có loại hàu muỗng (Crasssostrea thiraiensis) với kích thước lớn, kiểu dáng đẹp, phần thịt dày. Ngoài ra còn có hàu màu đen, hàu xếp nếp (hàu răng cưa), hàu mắt tròn (hàu đá), hàu dán.
Kỹ thuật nuôi hàu như sau:
·Lấy giống tự nhiên:
Thời gian xuất hiện hàu giống tháng 2-5, sau 5-6 ngày đặt gía thể là viên ngói (0,2 x 0,3 m2) thấy có lượng bám nhiều nhất 50-100 con hàu giống; nếu giá thể là vỏ hàu bố mẹ (8-12cm) có 20-30 cá thể hàu giống.
Nơi có nhiều hàu giống có độ mặn 24-28‰ và xa các cửa cống ao nuôi tôm, đáy là cát bùn hay bùn cát.
·Các hình thức nuôi
-Nuôi giàn: Trong ao nuôi tôm quảng canh là các vỉ tre, kích cỡ 1 x 1m, đặt trên cọc, cách đáy ao 30-50cm, 1 vỉ tre 5-10kg hàu giống. Sau 7 tháng nuôi, lúc thả cỡ hàu thân dài 4cm, nặng 24g đã tăng lên cỡ dài 7,08cm; nặng 72g, tỉ lệ sống 95%.
-Nuôi khay trong ao nuôi tôm quảng canh: Khay là rổ nhựa kích thước 25 x 40 x 10cm, trên miệng khay bọc lưới thưa, treo khay trên khung tre hoặc gỗ, mỗi khay có 1-2 kg hàu giống. Thời gian nuôi 7 tháng, cỡ hàu 5cm nặng 36g, lúc thu hoạch tăng 7,65cm nặng 86,4g, tỉ lệ sống 94%.
-Nuôi khay trong mương cấp thoát nước: Thời gian nuôi 6,5 tháng, từ cỡ 4cm nặng 27g, tăng lên 6,7cm nặng 70g.
-Nuôi ghép hàu trong ao nuôi tôm (ao lắng lọc). Trong kênh mương vùng nuôi tôm ghép hàu mang lại hiệu quả cao, tốc độ tăng trưởng trung bình 6-9g/tháng/con, đặc biệt có con tăng 12-15g/tháng, lớn nhanh vào 2-3 tháng nuôi đầu.
·Địch hại:
Nuôi ở khay nếu không có lưới bảo vệ, sau 7 ngày kiểm tra, trong khay chỉ còn vỏ hàu do cua ăn thịt hàu.
Đầm Thị Nại có nguồn giống hàu phong phú, môi trường thuận lợi cho hàu phát triển, cần xác định giai đoạn ấu trùng của hàu, nếu đặt giá thể thì không thu được hàu giống.
Ở các tỉnh miền trung vấn đề ô nhiễm môi trường do nuôi tôm thiếu quy hoạch và việc dùng te, xiệp cào đáy… kèm với xung điện đã làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ở các đầm phá, việc phát triển nuôi hàu để đa dạng đối tượng nuôi, làm giảm ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập cho người nuôi là việc làm bức thiết hiện nay./.